Sáng sớm 27/4, hàng vạn người dân từ khắp nơi đổ về, đứng chật các con đường vẫy chào đoàn diễu binh, diễu hành đang đi qua những tuyến phố chính xung quanh Dinh Độc Lập tại Lễ Tổng duyệt kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sáng sớm 27/4, hàng vạn người dân từ khắp nơi đổ về, đứng chật các con đường vẫy chào đoàn diễu binh, diễu hành đang đi qua những tuyến phố chính xung quanh Dinh Độc Lập tại Lễ Tổng duyệt kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nửa thế kỷ bảo vệ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã khẳng định tinh thần trung hiếu bên Người bằng những chiến công thầm lặng và đầy ý nghĩa.
Nhân kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên từ tàu không số (28/11/1964 – 28/11/2024), chiều 27/11, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã đến thăm và tặng quà các nhân chứng lịch sử tàu không số vận chuyển vũ khí từ miền Bắc vượt đường Hồ Chí Minh trên biển vào bến Vũng Rô chi viện cho chiến trường Nam Trung bộ - Tây Nguyên.
Hàng năm, khi ngày 10/10 đến gần thì âm hưởng của bài hát “Tiến về Hà Nội” của cố nhạc sĩ Văn Cao lại vang lên. Tôi bỗng nhớ đến những câu chuyện đã được nghe kể về Thủ đô những ngày kháng chiến và kỷ niệm về việc chuyển giao thành phố Hà Nội từ phía Pháp về tay chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Mười năm trước, tháng 3/2014, có dịp ra Hà Nội, tôi đến thăm Đại tá Lê Trọng Nghĩa - nhân chứng ở Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm ấy đã 92 tuổi nhưng trước chồng tư liệu lịch sử, ông vẫn tìm ra bức ảnh “Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các sĩ quan cao cấp đang thông qua phương án tác chiến tại Sở chỉ huy mặt trận ở bản Nà Táu”. Ông sôi nổi kể lại sự kiện lịch sử mà ông là một nhân chứng.
Ngày 14/12, lễ khai mạc triển lãm “Từ mặt đất đến bầu trời” cùng với nhiều sự kiện hấp dẫn khác về “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” đã được tổ chức trang trọng tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội.
Dáng người to cao vạm vỡ, giọng nói hào sảng, nhưng bước chân vô cùng nặng nhọc với một bên chân giả, với những vết sẹo in hằn khắp cơ thể, ở tuổi 75, dũng sĩ diệt Mỹ Nguyễn Ngọc Loan vẫn là một nhân chứng lịch sử “không lặng im”.