Tận cùng của báo chí là văn hóa - Tận cùng của văn hóa là con người

Nhà báo Hồ Quang Lợi là một trong những cây bút bình luận, chính luận và quốc tế sắc sảo của báo chí Việt Nam, đồng thời là một nhà lãnh đạo uy tín trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. Ông luôn nhấn mạnh vai trò của đạo đức và nhân văn trong nghề báo, ông cho rằng “phẩm giá con người là điều quý giá nhất”. Ông tin tưởng rằng báo chí phải phục vụ con người và xã hội, đặc biệt trong thời đại công nghệ số hiện nay.

Khi truyền thông vô tình nuôi sống khủng bố

Các nhóm khủng bố ngày nay không chỉ tồn tại dựa trên bạo lực và nỗi sợ, mà còn phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự quan tâm mà chúng thu hút từ các phương tiện truyền thông. Mối quan hệ này mang tính cộng sinh, nơi mỗi bên đều vô tình hay hữu ý nuôi dưỡng và hưởng lợi từ bên kia.

Hãy tung một đồng xu ước nguyện

Tôi biết đến Ý từ bé qua quả địa cầu tròn tròn, lớn thêm chút qua câu chuyện tình yêu lãng mạn bất hủ Romeo và Juliet, rồi trưởng thành thêm qua các bộ phim về thành Rome, về La Mã cổ đại... Thế rồi một ngày cuối tháng 5/2025, sau hơn 10 tiếng bay từ Việt Nam qua Munich (Đức) trên chuyến bay của Hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines, tôi chỉ mất thêm 90 phút từ Munich về sân bay Rome.

Giải oan ức của dân

Có công được thưởng, có lỗi bị phạt, đó là cách trị nước từ xưa. Không chỉ quy định về các hình phạt với các tội danh và mức xử phạt, còn giúp cho người oan uổng có cơ hội được rửa oan, đó là nguồn gốc của hình luật.

Thế giới đứng trước nạn đói kỷ lục

Trong bối cảnh thế giới chứng kiến những cuộc khủng hoảng chồng chất, Báo cáo Toàn cầu về Khủng hoảng Lương thực 2025 (GFRC) vừa công bố giữa tháng 5/2025 tại Rome đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm: hơn 295 triệu người tại 53 quốc gia và vùng lãnh thổ đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng vào năm 2024, con số cao nhất trong lịch sử. Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres gọi đây là "bản cáo trạng không khoan nhượng về một thế giới đang đi chệch hướng nguy hiểm".

Nguyễn Trí Huân, nhà văn của những trang viết buồn thời hậu chiến

Nguyễn Trí Huân là một trong những nhà văn viết không nhiều, và cả đời ông cũng chỉ viết duy nhất về cuộc chiến tranh chống Mỹ cùng những dư chấn thời hậu chiến của nó: âm ỉ, dai dẳng, đau đến thấu tâm can. Ông là tác giả của tập truyện ngắn “Mặt cát” (1977), các tiểu thuyết “Năm 1975 họ đã sống như thế” (1979), “Dòng sông của Xô Nét” (1980), “Chim én bay” (1988), tập ký “Dấu thời gian” (2004), và hai truyện vừa, in trong tập truyện “Bất chợt mai vàng” (2023). Văn của Nguyễn Trí Huân không lẫn với bất cứ ai: đôn hậu và buồn, buồn tới độ thành đau buồn mà vẫn cứ không thôi đôn hậu.