Những nguy cơ khi thế giới ngày càng phụ thuộc vào công nghệ
11:29 30/08/2024

Công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực từ đời sống kinh tế xã hội đến an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, sự phụ thuộc ngày càng lớn vào công nghệ cũng đồng nghĩa với việc thế giới đang đối mặt với những thách thức chưa từng có, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh mạng.

Vết sẹo chưa lành của Guinea
14:21 15/08/2024

Ngày 31/7/2024, một trang lịch sử mới được viết lên tại Guinea khi cựu Tổng thống Moussa Dadis Camara bị kết án 20 năm tù giam vì tội ác chống lại loài người. Bản án là kết quả của một phiên tòa kéo dài gần 2 năm, đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh đòi công lý cho hàng trăm nạn nhân của vụ thảm sát đẫm máu xảy ra vào ngày 28/9/2009, khép lại một chương đen tối trong lịch sử của đất nước Tây Phi.

Kỳ bí vải batik Mông
10:44 15/08/2024

Tháng 12/2023, nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải (từ quốc tế: batik) của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia của Việt Nam. Tại Việt Nam, nghệ thuật này chỉ có ở người Mông và người Dao, hai tộc người vốn có quan hệ nguồn gốc. Trong người Mông, nghệ thuật này phổ biến nhất ở hai nhóm Mông Xanh và Mông Hoa.

Khốn khổ vì sống cạnh trạm “đào” Bitcoin
08:36 15/08/2024

Đã hơn 7 năm kể từ khi cơn sốt Bitcoin khiến nhiều người “điên đảo”, giờ đây, thời mà nhà nhà “đào” Bitcoin, người người “đào” Bitcoin đã qua lâu rồi. Nhưng điều đó không có nghĩa là đã hết hiện tượng “đào” Bitcoin trên quy mô lớn. Thành phố Granbury, bang Texas, Mỹ hiện là nơi đặt một nhà máy “đào” Bitcoin. Cơ sở này cũng đang khiến người dân địa phương chết dần chết mòn.

Từ Lyndon Johnson đến Joe Biden: Tiếng vọng lịch sử
20:42 13/08/2024

Sau gần 6 thập kỷ, thượng tầng chính trị Hợp chúng quốc Hoa Kỳ lại chứng kiến một vị tổng thống đương nhiệm tuyên bố từ bỏ chiến dịch tái tranh cử. Mặc dù so sánh vẫn luôn là khập khiễng, nhưng có lẽ, cách mà vị tổng thống đảng Dân chủ Lyndon Baines Johnson bỏ cuộc vào năm 1968, cũng như những hệ lụy của quyết định ấy, vẫn có thể sẽ mang đến nhiều gợi mở cho bối cảnh hiện tại.

Khi sứ thần phạm tội, làm nhục quốc thể
07:24 13/08/2024

Thời xưa, sử sách luôn ca ngợi những sứ thần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngoại giao, với lời khen "đi sứ bốn phương, không nhục mệnh vua". Tuy nhiên, cũng có những sứ thần không hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí mắc lỗi hay phạm tội khi đi sứ, đến nỗi phải chịu phạt.

Úc “chạy đua” vũ khí hoá AI
08:25 29/07/2024

Mỗi bên tham chiến tại Ukraine hiện đang triển khai vài chục hệ thống vũ khí không người lái khác nhau. Ukraine có mẫu máy bay tự hành Drone 40. Đây là loại drone "cảm tử" có trọng lượng chỉ 300g, có thể được phóng bằng tay hay bằng súng phóng lựu 40mm.

Trống đồng Đông Sơn ở Indonesia
12:06 28/07/2024

Trong các nước Đông Nam Á, Indonesia là nơi tìm được nhiều nhất trống đồng H I với 84 chiếc, dạng trống đồng cổ nhất theo phân loại từ năm 1902 của học giả Áo Heger, ở Việt Nam thường được gọi là trống đồng Đông Sơn.

Để tạm biệt rác thải vũ trụ
08:05 15/07/2024

Rác thải vũ trụ là thứ đã không còn xa lạ song ngày càng nhiều vấn đề nảy sinh và những nguy cơ thêm nghiêm trọng trong thời đại cuộc đua không gian ngày càng nóng hơn với sự tham gia của các chủ thể nhà nước và tư nhân.

Trống đồng Đông Sơn ở Campuchia
20:11 14/07/2024

Đầu thế kỷ XX, khi người Pháp xây dựng Bảo tàng Quốc gia đầu tiên ở Campuchia, các học giả Pháp từ Hà Nội đã gửi đến Phnom Penh một chiếc trống đồng H I, loại trống cổ nhất theo sự phân loại của học giả Áo Heger năm 1903, nay thường được gọi là trống đồng Đông Sơn. Đó là một chiếc trống đồng cỡ lớn, mặt rộng 96 cm (trống Ngọc Lũ có mặt rộng 79 cm).

Án văn chương ở nước ta
09:01 11/07/2024

Văn chương nhiều khi như con dao hai lưỡi. Khi thuận tiện, nó là nấc thang nâng đỡ tác giả, nhưng khi bất lợi, nó trở thành bằng chứng để kết tội người viết. Lịch sử đã ghi nhận rất nhiều vụ án văn chương như vậy, tiêu biểu như các vụ án của Nguyễn Sư Hồi thời Lê sơ, hay của Nguyễn Văn Thuyên thời Nguyễn. Cả hai người này đều là con của các vị công thần khai quốc của triều đại.

Tín ngưỡng Bàn Vương của người Dao
10:39 29/06/2024

Người Dao là một tộc ít người, sống rải rác ở vùng núi phía Nam Trung Quốc vùng Đông Nam Á lục địa và Mỹ. Họ gồm nhiều nhóm, với tên gọi phần lớn dựa trên đặc trưng trang phục (Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Áo Xanh, Dao Quần Trắng…). Tuy nhiên, dù ở đâu, mọi nhóm Dao đều coi Bàn Vương là Ông Tổ của mình.

Khi các chính trị gia dùng AI để tranh cử
07:53 28/06/2024

Làn sóng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong chính trị đang ngày càng phổ biến và phát triển. Trong khi tại Mỹ, Ấn Độ, Pakistan và nhiều quốc gia khác, các chính trị gia đã sử dụng công nghệ AI để gia tăng ảnh hưởng của mình thì tại Anh, trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 7, cử tri đang có cơ hội bầu ra một nhà lập pháp AI đầu tiên trên thế giới.

Bí ẩn xác ướp “người muối” ở Iran
08:35 27/06/2024

Nằm gần làng Hamzelou, phía Tây Bắc Iran, mỏ muối Chehrabad nổi tiếng với nhiều loại đá mặn, thạch cao, đất sét và muối đá được hình thành từ thời kỳ Miocen (5 - 23 triệu năm trước). Nhưng từ năm 1993, khi người ta phát hiện nhiều xác ướp lẫn với các tinh thể muối thông thường, nơi đây không được phép khai thác. Từ năm 2009, địa điểm này được bảo vệ theo Luật Di sản của Iran.

Tháp Qutub Minar, một kỳ quan không kém Đền Taj Mahal
09:27 16/06/2024

Nằm giữa lòng thủ đô Delhi, Ấn Độ, tháp Qutub Minar được làm bằng đá sa thạch đỏ, xây dựng từ đầu thế kỷ 13 và quần thể danh lam thắng cảnh này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1993. Một số người cho rằng, Qutub Minar được dựng lên để đánh dấu sự khởi đầu của chế độ Hồi giáo ở Ấn Độ. Một số ít lại khẳng định, nó đóng vai trò như một cột tháp để kêu gọi các tín hữu cầu nguyện. 

AI, khi ẩn hoạ đã hiện hình
08:37 15/06/2024

Cuối tháng 5/2024, Hội đồng châu Âu (EC) chính thức thông qua hiệp ước toàn cầu đầu tiên có mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, liên quan tới các quy định quản lý việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Cho dù hiệu quả thực tiễn của thỏa thuận này vẫn sẽ còn phải chờ đợi thời gian minh chứng, thì đó vẫn là một hành động mang tính tất yếu, khi loài người đối diện những hiểm họa đến từ mặt trái của công nghệ, do chính mình tạo nên.