Lợi dụng thiệt hại do bão số 3 gây ra, một số đối tượng có hành vi lừa đảo bằng cách kêu gọi quyên góp, ủng hộ. Người dân cần đặc biệt cảnh giác với thủ đoạn này.
Lợi dụng thiệt hại do bão số 3 gây ra, một số đối tượng có hành vi lừa đảo bằng cách kêu gọi quyên góp, ủng hộ. Người dân cần đặc biệt cảnh giác với thủ đoạn này.
Các thủ đoạn thường gặp là lừa đảo tình cảm sau đó dẫn dụ đầu tư tài chính, làm nhiệm vụ online hoặc gửi tiền, gửi quà có giá trị; lừa đảo đầu tư các sàn chứng khoán, tiền ảo, đa cấp; lừa đảo qua hình thức tuyển cộng tác viên cho các sàn thương mại điện tử, việc nhẹ lương cao; giả danh cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Văn phòng luật sư… gọi điện đe dọa yêu cầu chuyển tiền hoặc hỗ trợ lấy lại tiền đã bị lừa đảo.
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), chiêu trò lừa đảo giả danh, mạo danh đã không còn xa lạ đối với người dùng thời gian qua. Tuy nhiên, thời gian gần đây, hình thức lừa đảo này đang tiếp tục diễn biến phức tạp với các chiêu thức mới.
Thời gian gần đây Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội tiếp nhận, xử lý, giải quyết nhiều tin báo, tố giác tội phạm liên quan đến tài khoản nhận tiền chiếm đoạt là tài khoản của các tổ chức, doanh nghiệp giả mạo.
Ngày 28/8, Công an TP Hà Nội đã cảnh báo về tồn tại lỗ hổng bảo mật CVE-2024-38200 trong nhiều phiên bản của phần mềm Microsoft Office, có nguy cơ gây mất an toàn thông tin, an ninh mạng.
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post cảnh báo, với thủ đoạn lập fanpage mạo danh cuộc thi viết thư quốc tế UPU để đăng thông tin về cuộc thi giả mạo và hứa hẹn giải thưởng hấp dẫn, kẻ lừa đảo dẫn dụ học sinh, phụ huynh đăng ký nhằm đánh cắp thông tin và tài sản.
Hiệp hội Ngân hàng khuyến nghị khách hàng khi giao dịch thẻ ATM phải chú ý một số điều để tránh bị mất tiền, lộ dữ liệu.
Ngày 26/8, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố báo cáo tình hình an ninh mạng nửa đầu năm 2024. Báo cáo cung cấp thông tin về tình trạng lọt lộ dữ liệu, các lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt, tấn công mã hoá dữ liệu tống tiền (ransomware), tấn công từ chối dịch vụ (DDoS).
Ngày 25/8, Công an TP Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo tiếp tục sử dụng thủ đoạn giả mạo nhân viên cơ quan thuế, yêu cầu người dân cài phần mềm giả mạo để chiếm đoạt tài sản.
Ngày 24/8, Công an TP Hà Nội cho biết, một người phụ nữ tại quận Long Biên (Hà Nội) đã bị mất hơn 17 tỷ đồng khi đầu tư vào Quỹ phúc lợi giả mạo Tập đoàn Vingroup.
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thương vụ Việt Nam tại Pakistan vừa phát đi cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế tới đông đảo cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Đối tượng lừa đảo “cao tay” đã trích dẫn một số quy định tại Quyết định số 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc triển khai các giải pháp, an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng yêu cầu người nhận thư cập nhật thông tin sinh trắc học theo đường link lừa đảo có trong email.
Trao đổi với PV Báo CAND chiều 22/8, Thượng tá Trần Thanh Tâm, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Phú Yên cho biết, vừa tiếp nhận nguồn tin và đang tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để điều tra truy xét vụ việc một phụ nữ ở địa phương này bị lừa đảo chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng.
Ngày 22/8, Công an TP Hà Nội cho biết, lợi dụng việc cấp thẻ căn đối cước đối với trẻ em 0 - 14 tuổi, các đối tượng gọi điện tự xưng là cán bộ Công an, Cảnh sát khu vực yêu cầu người dân tải ứng dụng Dịch vụ công “giả mạo” trên điện thoại để làm thủ tục trực tuyến. Ngay sau khi cài đặt phần mềm giả mạo này, người dân sẽ bị đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại, thực hiện việc chuyển tiền từ thông tin tài khoản ngân hàng và các ứng dụng thanh toán được lưu trên điện thoại.
Ngân hàng Nhà nước cho biết qua theo dõi, nắm bắt thông tin cho thấy, hiện đang có tình trạng lợi dụng mở, sử dụng tài khoản thanh toán của khách hàng là tổ chức cho mục đích gian lận, lừa đảo.
Việc thuê và thu mua tài khoản ngân hàng để bán cho người nước ngoài đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là trong bối cảnh tội phạm tài chính quốc tế ngày càng tinh vi. Những tài khoản này thường được sử dụng cho mục đích lừa đảo hoặc rửa tiền, gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho cả cá nhân sở hữu tài khoản và hệ thống tài chính của quốc gia.
Với khả năng hoán đổi, cắt ghép gương mặt của một người vào người khác, công nghệ Deepfake ngày càng trở nên nguy hiểm. Thời gian vừa qua, nhiều người dân đã phải làm đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng phản ánh về việc mình bị các đối tượng dùng công nghệ Deepfake ghép vào các hình ảnh, clip nhạy cảm với mục đích tống tiền. Trước tình trạng này, công an nhiều địa phương đã lên tiếng cảnh báo người dân.