Ông Bùi Giáng làm thơ thế nào? Không phải nói gì thêm, thiên hạ đã bàn "nát nước", tức đã bàn "hết nước hết cái".
Ông Bùi Giáng làm thơ thế nào? Không phải nói gì thêm, thiên hạ đã bàn "nát nước", tức đã bàn "hết nước hết cái".
Trong đời thường, từ chỗ không quen biết nhau, khi giao dịch mua bán gì đó, ông bà ta bảo: "Giấy trắng mực đen làm quen thiên hạ". Muốn gì muốn, không thể, "Đinh minh hai miệng một lời song song" (Truyện Kiều), chỉ giao kèo bằng miệng mà cần phải có giấy tờ đâu ra đó, buộc người ta tin nhau, sau đó, dẫu có thay lời đổi ý muốn nuốt lời/ lật kèo cũng không thể. Nói tắt một lời, giấy không thể thiếu trong sinh hoạt, đời sống của người Việt.
Vừa rồi, chương trình về nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ được phát sóng trên VTV Cần Thơ, trong đó có tiết mục biểu diễn ca khúc “Bông hồng cài áo”. Với tư cách người dẫn chuyện, nhạc sĩ Ngô Tùng Văn cho biết là không ít người ngắc ngứ khi nghe từ “lọn” trong ca từ “Mẹ, Mẹ là lọn mía ngọt ngào”.
Ngày trước, khi đang yêu hoặc muốn thổ lộ lòng mình, nếu không gặp mặt, cách thông thường vẫn là viết thư gửi cho nhau. Thì đó, sở dĩ nhiều người yêu thích và nhớ nằm lòng khổ thơ này của Xuân Diệu bởi họ đã tìm thấy tâm trạng của mình: "Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất/ Anh cho em, kèm với một lá thư/ Em không lấy, và tình anh đã mất/ Tình đã cho không lấy lại bao giờ".
Tự dưng lại lại nhớ đến nhà văn Võ Phi Hùng, bộ truyện dài "Sống sót vỉa hè" (NXB Kim Đồng) của anh mươi năm trước đã được nhiều thanh thiếu niên yêu thích. Nghĩ đến một người, luôn nhớ đến nụ cười của họ. Hầu như những ai hiền hậu, lương thiện đều có nụ cười giống nhau. Tự tin và sảng khoái. Cũng là lúc người ta nghĩ về cái tình của nhau.
Tự dưng lại nhớ đến ông Chử Đồng Tử. Mối tình của ông với Tiên Dung, nay nhìn lại ta ắt nghĩ đến một chi tiết hết sức đắt giá nếu được xây dựng thành phim càng hấp dẫn.
"Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co, Bình Định hay lo, Thừa Thiên ních hết", câu cửa miệng từ ngày xửa ngày xưa nhận xét về tính cách của con người bốn tỉnh nêu trên có thật sự chính xác? Không bàn đến.
Đã chắc là con thép tính cha,
Thế tình âu cũng dạy qua loa.
Câu thơ này của cụ Trần Đỉnh Ngọc người Hưng Yên, làm Giáo thọ dưới thời vua Tự Đức, nhà văn hóa Phan Khôi chép lại trong “Chương Dân thi thoại” (1936). Thơ hay nhưng liệu người đọc có hiểu? Nói như thế, vì chúng ta giải thích thế nào về từ “thép”.
Có bài viết giật cái tít thật ngộ: “Chàng trai lướt sóng biển “nghệ cả củ” mà không cần ván”. “Nghệ cả củ” là gì? Trả lời câu hỏi này, chi bằng ta tìm hiểu từ “củ” trong ngữ cảnh này đóng vai trò gì?
Dịp lễ tết là lúc ngàn vạn ô tô chen nhau lao ra khỏi thành phố. Đường trường ai cũng muốn an toàn nên cánh tài xế chịu khó nhắc nhở nhau bằng những thông điệp viết trên đầu, đuôi và hông xe, nhất là xe tải, xe khách. Ngồi xe sau đọc cũng bật cười, vừa đỡ buồn ngủ, vừa giải trí, vừa nhẹ nhàng tay lái chân ga hơn. Những câu ở đầu xe thường khá ngắn gọn mến thương như "Thượng lộ bình an".
“Khôn cho người ta dái, dại cho người ta thương, dở dở ương ương chỉ tổ cho người ta ghét”. Đọc câu tục ngữ này, có lẽ nhiều người… nhăn mặt bởi lọt vào đó từ “dái” chẳng hề thanh tao chút nào cả.
Với tục ngữ, thành ngữ, chúng ta đọc và nghe bằng tiếng Việt ắt hiểu rõ nội dung, tất nhiên rồi, nhưng lại lắm lúc lại bí rị, không phải ai cũng cảm nhận giống nhau. Do đó, muốn hiểu cặn kẽ lời ăn tiếng nói của người Việt, chính bản thân người Việt cũng phải học. Thí dụ, tục ngữ có câu: "Cất đó người, người cất thời ta", hiểu thế nào cho đúng?
Có những câu tục ngữ, thành ngữ nghe rất quen. Nhiều người cùng sử dụng, thế nhưng mỗi người nói/ viết mỗi phách. Lại tủm tỉm cười, duyên dáng tệ ắt cho rằng tôi nói vống chứ gì? Thì đây, “Tai vách mạch dừng” hay “Tai vách mạch rừng”? Đâu nguyên bản, đâu “dị bản”? Lâu nay đã có nhiều cuộc tranh luận, hầu như không ai chịu ai. Vì lẽ đó, câu trả lời dứt khoát vẫn còn “lửng lơ con cá vàng”, mỗi người hiểu mỗi phách giữa “rừng” và “dừng”.
Từng nghe kể chuyện “Già chơi trống bỏi”, vui thôi, cam đoan không bịa và cũng không “đụng hàng”.