Vụ hỏa hoạn thảm khốc năm 2019 tại Nhà thờ Đức bà Paris đã dẫn đến những khám phá lớn trong quá trình trùng tu nhà thờ. Các nhà khảo cổ học đã khai quật được nhiều hiện vật có niên đại từ thời cổ đại đến thế kỷ 19.
Vụ hỏa hoạn thảm khốc năm 2019 tại Nhà thờ Đức bà Paris đã dẫn đến những khám phá lớn trong quá trình trùng tu nhà thờ. Các nhà khảo cổ học đã khai quật được nhiều hiện vật có niên đại từ thời cổ đại đến thế kỷ 19.
Điện Thái Hòa - Đại Nội Huế là công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn, sau 3 năm trùng tu, ngày 23/11/2024, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ, tổng thể di tích điện Thái Hòa” đưa vào phục vụ khách tham quan, du lịch sớm hơn dự kiến 9 tháng.
Trải qua thời gian, nhiều di tích tháp Chăm tại tỉnh Quảng Nam đã xuống cấp, có di tích bị hư hỏng nghiêm trọng, gần như thành phế tích. Trước thực tế đó, tỉnh Quảng Nam đã quan tâm dành nguồn lực để đầu tư trùng tu, tu bổ các tháp Chăm bị xuống cấp, qua đó thực hiện mục tiêu “kép” nhằm vừa bảo tồn vừa phục vụ phát triển du lịch văn hóa bền vững tại địa phương.
Vừa qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trao tặng giấy khen cho các nghệ nhân và thợ lành nghề có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, tu bổ di tích điện Thái Hòa, Đại Nội Huế.
Sau khi di tích chùa Cầu ở Hội An hoàn tất việc trùng tu, mở ra một "diện mạo" mới khiến cho công chúng phải "ồ, à", xen lẫn nhiều ý kiến khen chê về màu sắc thì mọi chuyện đang dừng lại, không còn thấy bàn tán. Còn di tích thành cổ Tuyên Quang, sau khi được tu bổ, tôn tạo, cây cỏ lại mọc ùm tùm, xum xuê che đi dáng vẻ kiến trúc cổ kính, cũng chẳng mấy ai bận tâm.
Ngày 4/8, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đơn vị vừa triển khai dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức” (phần còn lại) với tổng kinh phí hơn 99 tỉ đồng.
Công trình xây mới và trùng tu, cải tạo nhà biệt thự tại địa chỉ số nhà 51 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội – trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã chính thức khánh thành vào ngày 1/8.
Những ngày qua, câu chuyện liên quan đến di tích Chùa Cầu tại phố cổ Hội An (Quảng Nam) sau trùng tu được dư luận đặc biệt chú ý nhất là khi có không ít ý kiến cho rằng di tích đã được “làm mới”. Chính quyền phố cổ bước đầu đã thể hiện thái độ cầu thị lắng nghe, có sự điều chỉnh trước ngày khánh thành, dự kiến vào ngày 3/8 tới đây. Trưa nay (29/7), PV Báo CAND nhận được thông tin chia sẻ rất trách nhiệm từ KTS Vũ Quang Hùng, Ủy viên Ban thường vụ Hội kiến trúc sư Việt Nam về một vài nguyên tắc chung...
Hoài cổ, điều không quá khó hiểu. Hoài cổ, về đại thể, có thể tạm hiểu với nghĩa là sự ôm ấp những “vang bóng một thời”, là nhớ tiếc những giá trị đã thuộc về quá khứ, quá khứ của một người hoặc quá khứ của một cộng đồng người.
Xung quanh câu chuyện “trùng tu, tôn tạo di tích” thời gian qua đã xảy ra không ít chuyện dở khóc dở cười. Với những di tích được trùng tu bằng nguồn kinh phí xã hội hoá, các nhà tài trợ đều như muốn thể hiện cái “Tôi” của mình to đùng, ngất ngưởng. Họ muốn theo kiểu: “ai bỏ tiền người đấy có quyền có tiếng nói.”
Gần đây có nhiều ý kiến trái chiều về việc chi 14 tỷ đồng để tu sửa ngôi biệt thự cổ của Pháp tại số 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài (Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhiều ý kiến phản ánh về việc màu sơn của ngôi biệt thự chưa được thuận mắt hoặc sai màu. Tuy nhiên chuyên gia Pháp đã khẳng định rằng việc màu sơn như bây giờ là hợp lý và đó chỉ là một vấn đề nhỏ trong toàn bộ công trình.
Ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định, kết quả thực hiện của Dự án bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hóa (DSVH) thế giới Khu di tích Mỹ Sơn là một bằng chứng sinh động về tình đoàn kết, hữu nghị và sự hợp tác đầy hiệu quả của Chính phủ và nhân dân 2 nước Việt Nam - Ấn Độ..
Điện Thái Hòa nằm trong khu vực Đại nội của Kinh thành Huế, mang tính biểu tượng của vương triều nhà Nguyễn. Trong những ngày qua, đơn vị thi công đã tiến hành hạ giải ngôi điện để thực hiện công tác trùng tu khi nhiều hạng mục tại di tích này bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng sau hơn 200 năm tồn tại.
Thái Miếu ở Đại Nội Huế là nơi thờ 9 chúa triều Nguyễn hiện đang được khai quật khảo cổ học trước khi triển khai thực hiện đợt đại trùng tu. Điều khiến nhiều nhà nghiên cứu, giới chuyên môn quan tâm nhất là việc trùng tu Thái Miếu phải giữ gìn được nguyên vẹn, không được biến đổi các thành phần gốc của di tích…
Ngày 16/5, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu di tích Cây Da Đôi và phục chế nhà làm việc của đồng chí Nguyễn Thị Định.