Lý Hoàng Nam, tài năng sáng giá bậc nhất một thời của tennis Việt Nam đã chuyển sang gắn bó với pickleball. Đằng sau quyết định đó của Nam là câu chuyện dài, khi những người từng bị chỉ trích và nhận phần sai, bây giờ đã đúng.
Lý Hoàng Nam, tài năng sáng giá bậc nhất một thời của tennis Việt Nam đã chuyển sang gắn bó với pickleball. Đằng sau quyết định đó của Nam là câu chuyện dài, khi những người từng bị chỉ trích và nhận phần sai, bây giờ đã đúng.
Boxing, cũng như thể thao Việt Nam nói chung, đã khởi đầu ấn tượng trong năm 2025. Đi kèm với thành tích ở đấu trường quốc tế, kết quả của từng vận động viên cũng cho thấy nhiều bài học quý giá. Ở đó, ta thấy giá trị lớn nhất của những khoản đầu tư mang tính dài hạn.
Sự chuyển mình dành cho thể thao Việt Nam, nhất là hạng mục thể thao thành tích cao, có thể đến sớm trong thời gian tới. Nhiều chính sách được hoạch định, qua đó hướng đến thành tích rất cao ở tầm quốc tế, bao gồm ASIAD và Olympic.
Trong một năm đáng nhớ của thể thao Việt Nam, đoàn thể thao Công an nhân dân (CAND) tiếp tục tỏa sáng khi có nhiều gương mặt thi đấu nổi bật, làm nên thành tích ấn tượng tại các giải đấu trong nước và quốc tế.
Thành công của thể thao Việt Nam trong thời gian qua nhờ sự đóng góp của các VĐV nhập tịch hoàn toàn gốc nước ngoài và VĐV gốc Việt đang sinh sống ở nước ngoài hoặc đã về Việt Nam làm việc có thể sẽ thúc đẩy thêm cách chọn lựa nhân sự của nhiều đội tuyển quốc gia. Dù thế nào thì hệ thống đào tạo trẻ trong nước vẫn cần được giữ vững, xem trọng.
Vị trí chính xác của thể thao Việt Nam trên bản đồ thế giới đã thể hiện trong năm 2024. Việt Nam vẫn có VĐV giành vị trí cao. Đó là những nhà vô địch thế giới, á quân châu Á, nhưng đó đều không phải môn Olympic, hoặc nằm ngoài chương trình thi đấu Olympic hiện tại.
Trong cuộc bầu chọn HLV, VĐV tiêu biểu năm 2024 diễn ra vào ngày 26/12 này, sẽ rất khó để chọn ra ứng cử viên nổi bật cho danh hiệu VĐV tiêu biểu.
Cùng với các giải chạy, những năm gần đây các giải cờ vua đang gây chú ý khi liên tiếp tạo lập các cột mốc về số người tham dự hay tiền thưởng. Tất cả để thấy vấn đề kinh tế thể thao không phải chuyện quá xa vời với thể thao Việt Nam.
Mới đây, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Chiến lược) với những mục tiêu rõ ràng cho thể thao thành tích cao. Thực tế, mục tiêu đặt ra hoàn toàn phù hợp với tiềm lực thể thao Việt Nam. Quan trọng vẫn là cách thực hiện. Mà điều này lại không dễ chút nào.
Các thành viên đội tuyển cầu lông trẻ Việt Nam đã thể hiện tốt tại Giải vô địch cầu lông trẻ thế giới 2024. Nhưng đằng sau những trận đấu, những chiến thắng là nỗi lo về tương lai, nơi cầu lông Việt Nam còn cách rất xa thành tích trong quá khứ của đàn anh, đàn chị.
Trong cuộc làm việc gần đây với Cục Thể dục Thể thao (TDTT) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện Tổ chức phòng, chống doping quốc tế (WADA) đã đề nghị ngành Thể thao tăng số lượng lấy mẫu doping hằng năm. Đó là việc đáng để ngành Thể thao đầu tư, xem đây là cần thiết và cần liên tục duy trì.
Bóng đá là môn hiếm hoi có những ứng viên tiềm năng tự tìm đến tuyển trạch viên. Ở những môn thể thao còn lại, các HLV, địa phương phải tuyển mộ tài năng thông qua đội ngũ cánh tay nối dài, vốn nắm rõ địa bàn như lòng bàn tay.
Nếu nhìn vào chu kỳ 2 năm một lần của SEA Games, hay 4 năm giữa mỗi kỳ ASIAD, Olympic, thật khó tưởng tượng ra viễn cảnh tính đường dài hạn từ những người làm chuyên môn trong giới thể thao Việt Nam. Tuy nhiên, đó lại chính là việc đang được phần lớn HLV thực hiện từ tuyến cơ sở, qua đó tạo nền tảng cho các đội tuyển thể thao quốc gia.
Câu chuyện ngành Thể thao chuẩn bị gia hạn hợp đồng với chuyên gia Park Chung-gun tại đội tuyển bắn súng Việt Nam thêm một lần cho thấy vai trò quan trọng của các chuyên gia ngoại tại các đội tuyển quốc gia.
Rất nhiều ý kiến đóng góp nhằm cải thiện thành tích của thể thao Việt Nam tại Olympic đã xuất hiện trong thời gian qua. Dưới đây chỉ là một số nhận định, dựa trên góc nhìn khách quan về thực trạng phát triển của thể thao khu vực Đông Nam Á, cũng như khả năng áp dụng với Việt Nam.
Khi các cuộc đấu của xạ thủ Việt Nam tại Olympic Paris 2024 (Olympic 2024) khép lại cũng là lúc thể thao Việt Nam nhìn nhận rõ hơn về hướng đầu tư trọng điểm cho đấu trường Olympic trong tương lai của mình.
Hôm nay (7/8), lực sĩ Trịnh Văn Vinh sẽ tranh tài ở môn cử tạ, đây cũng là niềm hy vọng cuối cùng có huy chương của thể thao Việt Nam tại Olympic 2024.
Tối 17/7, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Thể dục thể thao, Ủy ban Olympic Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ Xuất quân cho Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự Thế vận hội mùa Hè - Olympic Paris 2024.
Đến lúc này, hành trình tranh vé chính thức tham dự Olympic Paris 2024 của thể thao Việt Nam đã khép lại. 14 VĐV giành vé ở 11 tỉnh, thành, ngành đã cho thấy sự dàn đều thay vì có một số địa phương nắm vai trò đầu tàu như một số kỳ Olympic trước.
Sau gần nửa thế kỷ trở lại hội nhập thể thao quốc tế, Việt Nam đang chứng kiến một trong những kỳ vòng loại Olympic khó khăn nhất. Đằng sau câu chuyện đạt chỉ tiêu, là những đích ngắm ngày càng xa với thể thao Việt Nam.