Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Ý - Việt Nam (1973-2023) và được sự đồng ý của Uni Italia (trung tâm quảng bá và giới thiệu văn hoá Ý), ngày 17/8/2023, tại Casa Italia Hà Nội, diễn ra triển lãm ảnh cá nhân "Sicily" của Nhiếp ảnh gia Fulvio Bugani, triển lãm với sự tham gia hỗ trợ tổ chức của Leica Việt Nam.
Trong cơn mưa dông ngày chính hạ, hai phóng viên mang sắc phục an ninh loay hoay với chiếc ô và máy quay phim để ghi lại những hình ảnh chân thực nhất từ hiện trường. Từng đợt gió dội ngược từ hướng Nam lên, tưởng chừng chiếc ô bị hất tung lên không trung cùng nữ phóng viên mảnh dẻ kia… Một nhiếp ảnh gia đã ghi lại khoảnh khắc ấn tượng đó.
Nếu thế hệ đi trước coi nhiếp ảnh là tư liệu, ghi lại những khoảng khắc của cuộc sống, mà nhờ nó, ta thấy được bối cảnh văn hóa, xã hội từng thời kỳ thì với thế hệ trẻ hôm nay, nhiếp ảnh chỉ là một phương tiện trong thực hành nghệ thuật của họ. Ngôn ngữ nhiếp ảnh, vì thế cũng đa dạng hơn, mang đến những góc nhìn đa chiều về đời sống.
Liên quan đến việc xây dựng dự thảo nghị định quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT (sửa đổi), mới đây, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam đã góp ý với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị ngoài những đối tượng đang được xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT theo quy định, cần bổ sung thêm các đối tượng là nhà nhiếp ảnh, soạn giả, kiến trúc sư. Kiến nghị này đã gặp phải ý kiến trái chiều của những người trong ngành.
Sáng 22/4, tại số 122 Sương Nguyệt Ánh, quận 1, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề “Lòng mẹ” của tác giả Thành Xuân Anh, một nghệ sĩ nhiếp ảnh bước ra từ bóng tối nhưng luôn có trái tim nồng ấm, nhân hậu.
Ở Đà Nẵng, nhiều người chắc vẫn còn nhớ tới bà, người chụp rất nhiều ảnh về Đà Nẵng xưa, trong cả những thời khắc quan trọng nhất của thành phố này qua những giai đoạn chống Pháp, chống Mỹ cứu nước.
Sau nhiều năm vật lộn, vất vả với cuộc sống, cuối cùng nhiếp ảnh gia Hoàng Kim Đáng cũng thực hiện được giấc mơ của mình, rời khỏi ồn ào phố xá để tìm về nơi vắng vẻ, tĩnh lặng, dành thời gian và tâm sức làm nốt những công việc cuối đời.
Nguyễn Đình Toán là một người hiền hậu. Trong các cuộc vui của nghệ sĩ hay trong các sự kiện văn hóa nghệ thuật, ông thường lặng lẽ với chiếc máy ảnh trên tay.
Mới đây nhất, Nguyễn Á ra mắt bộ sách ảnh về Việt Nam trong trận chiến với COVID-19 xúc động và ấn tượng mang tên "Tinh thần Việt- Cuộc chiến chống đại dịch COVID-19" do Nhà xuất bản Thông tấn ấn hành.
Cuộc thi nhiếp ảnh uy tín Mỹ SmithsonianPhoto Contest năm nay thu hút 36.000 tác phẩm của các nhiếp ảnh gia đến từ 145 quốc gia và vùng lãnh thổ với 7 hạng mục: Thế giới tự nhiên, Giải do khán giả bình chọn, Con người, Du lịch, Ảnh chụp di động, Trải nghiệm nước Mỹ và Ảnh qua chỉnh sửa.
Công chúng hiếu kỳ đổ tới rất đông một cuộc triển lãm ảnh hy hữu, do Trung tâm Văn hóa và Văn minh Pháp đứng ra bảo trợ tại Cairo (Ai cập). Tác giả của những "pô" ảnh độc đáo trong triển lãm chính là anh Nazih Rezk, 38 tuổi, công dân Ai Cập. Cách đây 2 thập niên, đôi mắt của N. Rezk đã hoàn toàn bị hỏng sau một tai nạn xe hơi.
Giữa tầng không bồng bềnh mây và gió, Giản Thanh Sơn phác họa hình hài đất mẹ qua ống kính. Những chuyến bay từ Bắc vào Nam cho ông niềm náo nức được chiêm ngưỡng vẻ đẹp làng mạc, núi đồi, biển khơi... và ghi lại qua góc máy độc lạ.
Với nhiếp ảnh gia Lê Bích, Hà Nội vẫn còn đâu đó những nét trầm tư, cổ kính, hấp dẫn và quyến rũ mà phải một tâm hồn đủ yêu, đủ tinh tế mới nhận ra. Triển lãm “Hoài niệm” của anh đã chia sẻ với khán giả tình yêu đó.
Tóc trắng xõa bay theo gió. Gió rát mặt, gió đẩy người như chúi, như ngã. Gã đang bay. Bay qua những đám mây trắng bồng bềnh, bay qua cả cơn mưa ào một cái rồi tạnh, bay qua núi đồi, làng mạc, biển khơi... Và mặc gió, mặc mưa, ống kính gã “nuốt” hết mọi thứ một cách tham lam, vội vã. Bởi như gã nói, đầy tự hào: nước non mình đẹp làm sao!
Tôi không nhớ rõ tôi quen với anh Nguyễn Đình Toán từ bao giờ, chỉ nhớ cái ngày tôi cầm tập bản thảo trên tay, nước mắt lưng tròng, mặt mũi cau có và đau khổ vì bị nhà đầu tư mang đi rồi đánh mất nửa đầu (khi tôi chưa kịp phô tô). Anh ghé tòa soạn chơi, chớp luôn cái mặt tôi đầy nước mắt đó. Anh cười cười: “Thôi, việc quái gì, anh chụp cái này, em cứ giữ, nếu họ lấy thì có ảnh này làm chứng…”.
Những bức ảnh về Hà Nội do nhà ngoại giao người Bỉ Wouter Vanhees ghi lại trong quãng thời gian làm việc tại Việt Nam đã được đăng tải trên trang báo nổi tiếng Washington Post, cùng những chia sẻ về suy nghĩ và tình yêu của ông với dự án này.
“Hãy cứu biển” là triển lãm ảnh đầu tiên về rác thải nhựa ở Việt Nam, mở cửa từ ngày 4-6 tại 29 Hàng Bài, Hà Nội. Đó là những bức ảnh về biển ngập trong rác thải nhựa của nhiếp ảnh gia Lekima Hùng (Nguyễn Việt Hùng) trong hành trình 7000km xuyên Việt của anh để “săn” rác thải nhựa.