Nhạc sĩ Thế Bảo là em trai của nhà thơ Tế Hanh. Nhạc sĩ Thế Bảo từng phổ nhạc hai bài thơ của anh trai mình trở thành hai ca khúc khá nổi tiếng “Vườn xưa” và “Cơn bão”. Bên cạnh tài năng sáng tác, nhạc sĩ Thế Bảo còn là một người thầy đáng kính của nhiều thế hệ nhạc sĩ Việt Nam.
Những năm gần đây, bên cạnh nhiều sáng tác của các nhà văn Việt Nam ở nước ngoài, viết bằng tiếng Việt hoặc ngoại ngữ, được in, dịch và xuất bản trong nước, cũng đã có một số công trình nghiên cứu phê bình chung đường đi tương tự.
Có người nói, nếu "Sing my song" vắng mặt huấn luyện viên Lê Minh Sơn, "bữa tiệc" âm nhạc sẽ mất đi nhiều phần thú vị. Anh từng ví mình "giống như mắm tôm ý. Ai ăn được thì mê tít".
Trong số không nhiều những nhạc sĩ miền Nam tập kết ra Bắc rồi lại trở về Nam sau ngày giải phóng, nhạc sĩ Hoàng Hiệp là người đã để lại dấu ấn đặc biệt thuộc loại hiếm những ca khúc “nối tiếp” giữa hai chặng đường sáng tác còn khắc sâu vào lòng người nghe.
Không nằm trong dòng nhạc tiền chiến, ca khúc "Dư âm" ra đời năm 1950, khi nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đang làm Trưởng đoàn Văn công Liên khu 4. Gần 7 thập niên qua, "Dư âm" được hát xao xuyến trên môi, được hát thì thầm trong tim nhiều thế hệ người Việt.
Phú Quang một đời làm âm nhạc. Nhưng ông cũng là người một đời “chia thơ” với các nhà thơ. Vì không có thơ, khó mà có một Phú Quang hoàn chỉnh của âm nhạc.
Trần Tiến tự nhận mình như vậy, là cái quán văn vỉa hè thôi. Lúc viết cuốn hồi ký về cuộc đời mình, là ông nghe Bọ Lập (nhà văn Nguyễn Quang Lập) xúi dại.
Có một lần ngồi trò chuyện, Sa Huỳnh nói, khi viết, đôi bàn tay mình đang cháy. Tay run run tràn đầy xúc cảm cũng là đang cháy. Đôi mắt mình mờ đi theo năm tháng, cũng là đang cháy. Tóc cũng thế, tóc cũng đang cháy từng ngày, từng giờ, từng khắc. Nhiều lúc chúng ta quên mất một điều, đó là mình đang cháy.
Vào một buổi chiều đông, mưa nặng hạt, nhưng để giữ đúng hẹn, chúng tôi vẫn đến thăm nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ, người chỉ còn vài năm nữa là tròn 100 tuổi.
Chị vẫn đẹp mặn mà, quyến rũ. Dường như không thể không ngắm thật lâu người đàn bà hát đã ở tuổi ngót ngũ thập tri thiên mệnh, một gương mặt khiến cho nhiều trái tim tan chảy khi đối diện với chị.
Không có quá nhiều mới mẻ để nói về Hoàng Bách và tổ ấm của anh cùng người vợ khéo vun vén. Nhưng sự thú vị của một cặp vợ chồng đã đi cùng nhau trên đoạn đường hơn mười năm thì chưa bao giờ nguội lửa.
Một ngày kia, ngày 16-1-2015 đang ngồi làm việc bỗng nhận được tin nhắn của nhà báo Hữu Thân: “Nhạc sĩ Vũ Hoàng vừa đột quỵ”. Quá đột ngột, hôm nọ mới vừa tay bắt mặt mừng, trông anh còn khỏe khoắn. Vậy mà...
Nhớ một lần ngồi với Minh Quang, nghe anh kể về những chuyến đi thực tế sáng tác ngoài hải đảo, anh bảo, thường thì sau cơn bão, mặt biển trở nên yên tĩnh lạ thường.
Nếu Trần Tiến hát ca khúc của người khác thì sự nghiệp e chừng cũng chỉ bình thường, còn khi Trần Tiến đã chọn lựa hát ca khúc của chính anh thì sừng sững một nhân vật âm nhạc...
Tôi vẫn nghĩ, trong mỗi người đều tồn tại một thế giới của riêng mình. Để mà nương náu, để mà an trú, để mà thở than, để mà bay bổng với những giấc mơ, để mà thành thật, với chính mình và cả cuộc đời. Nhẹ nhàng, rung cảm, man mác và đầy chất thơ là những gì tôi hình dung về thế giới của Việt Anh, qua những bài hát và cả sau khi đã trò chuyện cùng anh.
Tôi muốn nói đến thế hệ vàng Huế về lĩnh vực văn học nghệ thuật với hàng chục nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ cùng thế hệ như Trịnh Công Sơn, Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Vàng Sao, Trần Quang Long, Bửu Ý, Đinh Cường, Bửu Chỉ v.v…