Những ngày cuối tháng 2 năm 2022, người yêu văn chương Việt Nam bỗng nhiên sốt xình xịch quanh thông tin Việt Nam để hụt cơ hội đề cử Giải Nobel văn chương. Cụ thể, Ủy ban Nobel đã gửi thư cho Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều đề nghị ông đề cử tác giả Việt Nam xét Giải Nobel 2022. Nhưng, do những trục trặc từ Thụy Điển nên thời điểm lá thư đến nơi cũng là lúc thời điểm đề cử kết thúc.
"Giai đoạn cuối những năm 1960 cho đến khoảng đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, đa số nhà văn Việt Nam có thể sống một cách đàng hoàng với nhuận bút. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, hầu hết các nhà văn đều phải có công việc tay trái, nếu như muốn theo đuổi nghiệp chữ nghĩa. Có thể nói, văn chương chỉ là một "cuộc chơi".
Theo dự kiến, tháng 7 năm 2020, tuyển tập truyện ngắn về chiến tranh Việt Nam với nhan đề “Other Moons”, gồm hai mươi truyện ngắn của hai mươi nhà văn Việt Nam, do TS Hà Mạnh Quân chuyển ngữ, nhà văn Joe Babcock hiệu đính, sẽ được NXB Đại học Columbia, New York phát hành.
Hai mươi năm, từ ngày con gái là giáo viên tiếng Anh lấy chồng rồi theo chồng về Mỹ, cứ hai năm một lần tôi lại có dịp đặt chân lên vùng đất xa xôi này.
Những năm gần đây, bên cạnh nhiều sáng tác của các nhà văn Việt Nam ở nước ngoài, viết bằng tiếng Việt hoặc ngoại ngữ, được in, dịch và xuất bản trong nước, cũng đã có một số công trình nghiên cứu phê bình chung đường đi tương tự.
Sau khi hoàn thành cuốn tiểu thuyết "Thư về quá khứ" trữ tình và dữ dội mà ông đã thai nghén hàng chục năm, ngồi ôm máy tính hơn hai năm trời, lao tâm khổ tứ mới hoàn thành, nhà văn Nguyễn Trọng Tân không đi du lịch đây đó. Ông "xả hơi" theo cách ngồi viết cuốn "Khoảng lặng giữa trang văn" khắc họa chân dung 234 nhà văn Việt Nam đương đại.
Mùa hè năm 1998, đoàn nhà văn Việt Nam gồm nhà văn Lê Văn Thảo, nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu và tôi sang Mỹ dự cuộc hội thảo do Trung tâm Mansfield tổ chức. Chuyến bay quá dài, chênh lệch nhiều múi giờ nên khi máy bay hạ cánh tôi vẫn đang ngủ.
Y Ban là người nhẹ lòng hơn nhiều đàn bà khác. Chị có buồn, nhưng không u uất. Và chị vượt qua những thời khắc khó khăn, những biến cố của đời sống tốt hơn.
Có lẽ, câu hát "Những ngày tôi lang thang/ Tôi mới hiểu tâm hồn người Hà Nội" quá nổi tiếng nên đi đâu, người ta cũng hay nhắc "tâm hồn người Hà Nội" (nhạc Lê Vinh, thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường).
Đại đa số chị em tân thời ngày nay khi bực giai thay vì ủ ê ôm gối thút thít hoặc lên facebook biên tút than vãn, họ đều lựa chọn việc làm đẹp mình như một phương án giải khuây khá phổ biến.
Lần đầu tiên tôi biết đến nhà thơ Thy Ngọc là nhờ đọc một đoạn ngắn trong quyển Thơ Việt Nam hiện đại (NXB Hồng Lĩnh, Sài Gòn - 1969) của Uyên Thao phát hành tại miền Nam.
Cho đến khi không còn rong chơi trên cõi tạm này nữa, ông vẫn chỉ là một "nhà văn trơn", không tước vị, nhưng với Nguyễn Quang Thân thì có xá gì đâu. Bởi ông đã sống, đã viết, đã yêu, đã can trường hết mực.
Nhắc đến bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, chúng ta nghĩ ngay đến một nhân vật khá đặc biệt: lãng tử và phiêu bồng trong thơ, dí dỏm và mạch lạc khi viết về y học, trầm mặc và sâu lắng trong tạp bút và thỉnh thoảng ông cũng ký họa chân dung bạn bè…
Cả ông Thức và ông Biền đều là những nhà văn nổi tiếng. Thường thì, mấy ông nhà văn, nhà thơ ít khi “chịu nhau. Nhưng với hai ông nhà văn này lại rất hợp tính hợp tình...