Tại chương trình giao lưu của Hội Nhà văn Việt Nam với các nhà văn Hàn Quốc và ra mắt tập thơ song ngữ Việt - Hàn "Chúng ta có thể suốt đời chờ nhau" tổ chức trung tuần tháng 11, các đại biểu đã hào hứng khi nghe nhà thơ Hữu Thỉnh cùng các nhà thơ nổi tiếng khác của Việt Nam và Hàn Quốc say sưa đọc tác phẩm của mình.
Tên tuổi Kiên Giang - Hà Huy Hà (1929-2014) gắn bó với nhiều vở cải lương nổi tiếng như "Áo cưới trước cổng chùa", "Sơn nữ Phà Ca", "Người vợ không bao giờ cưới"…
Thi sĩ Trần Đăng Khoa năm nay tròn 60 tuổi. Qua một hoa giáp mà đã có nửa thế kỷ xuôi ngược trên văn đàn như Trần Đăng Khoa cũng là trường hợp hiếm hoi của nhân loại.
Có lẽ ít người ở tuổi ngoài 70 lại có niềm đam mê công việc như nhà thơ Vương Tâm. Ông vẫn lướt xe máy trên những nẻo đường để tìm kiếm tư liệu viết bài cho các báo.
Đã nhiều lần tôi nói rằng: nếu chọn một nhà văn Việt Nam để dựng tượng trên đường mòn Hồ Chí Minh thì tôi chọn nhà thơ Phạm Tiến Duật. Mà không chỉ mình tôi chọn ông. Rất nhiều người được hỏi đều chọn ông.
Thi sĩ Thanh Tùng ra đi nhẹ nhàng trong một đêm tháng 9 nhì nhằng những cơn mưa phương Nam. Bây giờ, nhà thơ trưởng thành từ màu áo thợ Hải Phòng, đã yên nghỉ ở hoa viên nghĩa trang Bình Dương, bên cạnh nhiều văn nhân nổi tiếng khác.
Nguyễn Trọng Tạo mà in một cái cạc-vi-dit, ghi đầy đủ chức danh vai trò ắt cũng sẽ tốn mực hơn người. Ông là nhà thơ, đương nhiên nổi tiếng rồi. Ông là nhạc sĩ thì cũng cả nước biết. Ông soạn nhạc thì ít người biết hơn. Ông vẽ tranh, vẽ bìa sách cũng lác đác người biết. Thế gọi là đa tài. Con người đa tài thì nhiều nông nỗi. Đụng vào lĩnh vực nào cũng đắm đuối. Và những ngày này ông đang đắm đuối âm nhạc...
Lần đầu tiên tôi biết đến nhà thơ Thy Ngọc là nhờ đọc một đoạn ngắn trong quyển Thơ Việt Nam hiện đại (NXB Hồng Lĩnh, Sài Gòn - 1969) của Uyên Thao phát hành tại miền Nam.
Ở chân đồi Ghềnh Ráng vẫn còn Dzũ Kha rũ bỏ hết những ước mơ, tham vọng của cả một thời tuổi trẻ để ngày đêm trao gửi một tình yêu vô tận, không vụ lợi và đầy tràn trong trái tim dành cho Hàn Mặc Tử và thơ của ông.
Tôi sinh ra từ một ngôi làng. Tuổi đôi mươi tôi tìm mọi cách để về thành phố. Bao nhiêu ước mơ, khao khát, tôi gửi về phía thành phố. Rồi tôi đi học, lặn lội cơm áo gạo tiền hết nửa đời người. Bao lần buồn bã, thất bại, bao lần cay đắng, bế tắc, cứ muốn thoát khỏi nó, không hiểu sao tôi lại nghĩ đến làng. Về làng.
Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan cũng như những người phụ nữ khác, cũng nhiều ẩn khuất trong đời mình. Mà, ai cũng có góc khuất dành làm của riêng, dù của riêng ấy thật nhiều đau đớn, đôi khi thật nhiều nỗi niềm.