Việc kê khai và xử lý tài sản bất minh hiện chỉ giới hạn ở vợ, chồng, con cái trong gia đình chứ chưa thể “vươn tay” ra với người khác, trong đó có khối tiền, tài sản không hề nhỏ mà quan chức chuyển cho các “phòng nhì”, “em gái”. Đây vẫn là khoảng trống lớn khó “bịt” bằng pháp lý...
Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, các cấp, các ngành đã tiến hành chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng của 45.192 lượt cán bộ, công chức, viên chức. Có 23 trường hợp nộp lại quà tặng cho đơn vị, với số tiền 93 triệu đồng.
Ngày nay, xã hội đổi khác song nhiều quan chức vẫn giữ thói tham lam, vơ vét của cải nhà nước, nhân dân để tư túi, sở hữu những khối tài sản kếch xù. Chúng ta đang xây dựng bộ máy nhà nước mà cán bộ là công bộc của dân, việc dư luận vẫn nêu tên dinh thự, biệt phủ, đồn điền của quan này, quan kia cho thấy đây vẫn là thực trạng nhức nhối, cần nhiều hơn nữa sự quyết tâm và thời gian cải sửa.
Tại Kỳ họp thứ 30, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo Ban Cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021.
Thông tin từ Thanh tra Chính phủ, trong năm 2022, Thanh tra Chính phủ đã hướng dẫn, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng.
Kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập vừa được UBND TP Hà Nội ký, ban hành nêu rõ “Hà Nội sẽ bốc thăm ngẫu nhiên lựa chọn cán bộ để Thanh tra TP tiến hành xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 nhằm kiểm tra tính trung thực; ngăn ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng…”.
Theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, thì các cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức thực hiện việc kê khai, công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập lần đầu xong trước ngày 31/3/2021.
Từ ngày 1-7-2019, sáu luật sẽ có hiệu lực thi hành, gồm: Luật Phòng, chống tham nhũng 2018; Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018; Luật Công an nhân dân năm 2018; Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018; Luật Đặc xá 2018; Luật Cạnh tranh 2018.
Quy định về kê khai tài sản, xử lý tài sản tăng thêm không kê khai, tài sản bất minh là “điểm nóng” trong dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi. Do tính chất phức tạp, dự luật này kéo dài 3 kỳ họp Quốc hội, trong đó cơ quan chủ trì soạn thảo (Thanh tra Chính phủ), cơ quan thẩm tra đã tổ chức khá nhiều cuộc hội thảo, khảo sát trong và ngoài nước, tổng kết, đánh giá, lấy phiếu thăm dò ý kiến…
Sáng nay, 6-9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chủ trì Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách thảo luận 2 dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.
Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng quy định về trách nhiệm kiểm soát tài sản, thu nhập đối với người thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và người có nghĩa vụ kê khai khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng.
Ngày 5-3-2018, tại phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Tư pháp Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), dự thảo luật đã bổ sung điều 59 quy định về xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, tài sản, thu nhập tăng thêm không được giải trình một cách hợp lý.
Với quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước, thời gian vừa qua đã có một số cán bộ cao cấp phải ra hầu toà. Các vụ việc tham nhũng được đưa ra ánh sáng cùng với những khối tài sản khổng lồ đã lộ ra lỗ hổng lớn trong việc kiểm soát tài sản của các công chức, trong đó có quan chức cấp cao. Đây cũng là vấn đề đang được Quốc hội bàn thảo để sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng.
Trong tuần qua, Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017 và Dự thảo Luật phòng chống tham nhũng (PCTN) (sửa đổi). Vấn đề nhiều đại biểu và nhân dân quan tâm đó là hiệu quả công tác PCTN còn thấp, chưa có chế tài xử lí tài sản không chứng minh được nguồn gốc hợp lí của cán bộ (nghi tài sản đó là tham nhũng)...
Lấy dẫn chứng kết quả thu hồi tài sản sau tham nhũng rất đáng thất vọng của một số vụ án lớn như: Vinashin (Phạm Thanh Bình và Trần Văn Liêm phải bồi thường gần 1000 tỷ đồng nhưng chưa thi hành được khoản nào), Vinalines (Dương Chí Dũng phải bồi thường 110.000 tỷ đồng nhưng mới thi hành được 21 tỷ), ĐB Nguyễn Văn Hiển nêu lên thực trạng đáng suy nghĩ về thu hồi tài sản tham nhũng.
Liên quan đến việc kỷ luật ông Phạm Sỹ Quý – Nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường Yên Bái về việc kê khai tài sản thiếu trung thực cũng như xác minh tài sản của vợ con ông Quý, tại phiên họp báo Chính phủ chiều 3-11, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam cho biết đang xem xét sửa chính sách liên quan đến tài sản cán bộ.
Sau gần 4 tháng tiến hành thanh tra, chiều 23-10, tại UBND tỉnh Yên Bái, Thanh tra Chính phủ tổ chức công bố kết luận thanh tra về việc quản lý xây dựng và xây dựng khu biệt phủ của gia đình ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Yên Bái; cũng như việc kê khai tài sản liên quan đến khu đất này.
Việc kê khai giờ không phải trên cơ sở tự nguyện tự giác nữa mà bắt buộc phải kê khai, theo tôi tới đây phải luật hóa, không kê khai là phải xử lý, ở mức độ nghiêm trọng thì phải xử lý bằng luật hình sự.