Liên quan đến 2 dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, hợp đồng BT tại TP Hồ Chí Minh đã bị “đắp chiếu” nhiều năm, ngày 27/5 Bộ Tài chính đã trình Chính phủ về nghị quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án…
Liên quan đến 2 dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, hợp đồng BT tại TP Hồ Chí Minh đã bị “đắp chiếu” nhiều năm, ngày 27/5 Bộ Tài chính đã trình Chính phủ về nghị quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án…
Để phục vụ yêu cầu điều tra, giải quyết vụ án “Đưa hối lộ"; "Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty TNHH Xây dựng và Khảo sát công trình Thanh Tuấn (Công ty Thanh Tuấn), Ban Quản lý dự án hạ tầng đô thị (Ban hạ tầng) cùng một số đơn vị liên quan, ngày 12/2 vừa qua Cục CSĐT tội phạm và tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Cục CSKT) Bộ Công an tiếp tục đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh và các sở, ngành liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu của dự án…
Mặc dù ngay từ đầu năm, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng TP Hồ Chí Minh (Ban Hạ tầng), đã liên tiếp có văn bản đốc thúc các nhà thầu thi công 10 gói thầu của Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên phải khẩn trương tổ chức triển khai thi công ngay sau Tết Nguyên đán, nhưng đến nay nhiều hạng mục của các gói thầu vẫn bất động hoặc thi công cầm chừng…
Chính phủ đề xuất áp dụng 19 cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, trong đó có 15/19 cơ chế, chính sách đã được Quốc hội cho phép áp dụng đối với dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại Nghị quyết số 172/2024/QH15 và đề xuất bổ sung 4 cơ chế, chính sách khác.
Mặc dù tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức được TP Hồ Chí Minh đưa vào khai thác từ ngày 22/12/2024, nhưng thông tin về tình hình triển khai thực hiện dự án tuyến Metro số 1 và tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) vào ngày 5/2 vừa qua, ông Phan Công Bằng, Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị (BQL ĐSĐT) thành phố cho biết, các dự án vẫn ngổn ngang…
Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội đánh giá, mô hình tổ chức quản lý dự án đường sắt đô thị còn bất cập, các dự án đầu tư xây dựng thường xuyên chậm tiến độ, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng kéo dài dẫn đến đội vốn, lãng phí...
Để phát triển hạ tầng, mỗi năm TP Hồ Chí Minh phải giải ngân số tiền lên đến vài chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công cho các dự án từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Song, tình trạng một loạt các công trình, dự án quan trọng bị chậm tiến độ, đội vốn, gây lãng phí đã và đang xảy ra nhưng chưa có đơn vị, cá nhân nào chịu trách nhiệm…
Ngày 25/11 vừa qua Ban Cán sự Đảng UBND TP Hồ Chí Minh đã có thông báo về việc thống nhất chủ trương sử dụng vốn ngân sách để triển khai tiếp dự án xây dựng tuyến Metro số 2. Với chủ trương này, thành phố dự kiến sẽ không sử dụng vốn vay ODA từ các ngân hàng ADB, KFW và EIB nước ngoài để đầu tư cho dự án…
Theo ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, công trình trọng điểm là nhà ga T3 của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với tổng mức đầu tư lên đến 11 nghìn tỷ đồng đã được các cơ quan chức năng đặt mục tiêu hoàn thành vào ngày 30/4/2025. Nhưng đến nay, 2 tuyến giao thông nối vào nhà ga T3 vẫn đang ngổn ngang và đang đối mặt với nguy cơ chậm tiến độ…
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cho rằng, nhiều công trình quan trọng quốc gia chậm giải ngân hay đội vốn sẽ gây lãng phí. Hiện tượng đầu cơ bất động sản, người có tiền "mua rồi để đấy" khiến nguồn lực xã hội bị "chôn" trong đất.
Thanh tra TP Hà Nội vừa đề nghị UBND TP Hà Nội giao Sở Nội vụ xem xét trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân để xảy ra tồn tại liên quan đến dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.
Trong quá trình triển khai giải phóng mặt bằng đường tránh Đông Buôn Ma Thuột, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà chi phí tăng hơn 332 tỷ đồng. Để bổ sung số tiền thiếu hụt này, tỉnh Đắk Lắk buộc phải dừng 3 dự án khác.
Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) vừa trình UBND TP Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, trong đó số vốn được đề xuất điều chỉnh lên tới hơn 16 ngàn tỷ đồng.
Theo phê duyệt ban đầu (năm 2012), dự án kè đê, kè biển tại địa bàn xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) có tổng mức đầu tư gần 160 tỷ đồng. Sau đó dự án được điều chỉnh và nâng tổng mức đầu tư lên hơn 181 tỷ đồng vào năm 2016. Tuy nhiên, cho đến nay, dự án vẫn đang dở dang...
Tính đến thời điểm này, trên địa bàn TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang triển khai thực hiện đầu tư 6 tuyến đường sắt đô thị. Tổng mức đầu tư các dự án trên thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia. Tuy nhiên, các dự án đều đang chậm tiến độ và tồn tại hàng loạt vấn đề.
Để khắc phục sự cố sạt lở tại Trường THPT Võ Chí Công (xã biên giới A Xan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), dự án do Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư được chuyển sang Ban Quản lý (BQL) các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến nay đã gần 8 tháng trôi qua, chuẩn bị bước vào năm học mới 2022- 2023, nhưng hạng mục kè khắc phục, chống sạt lở của dự án vẫn chưa thể hoàn thành…
Mặc dù chỉ còn 4 tháng nữa thì tàu Metro Nhổn – Ga Hà Nội sẽ bắt đầu chạy, tuy nhiên cho đến nay công trình “đầu não” của tuyến này là Depot Nhổn vẫn còn đang dở dang với nhiều hạng mục chưa được hoàn thành.
Trong vài năm gần đây, nguồn vốn đầu tư cho giao thông cũng ngày một lớn hơn, ngành giao thông luôn được quan tâm và coi là trọng tâm của sự phát triển đất nước. Thế nhưng, trong quá trình thực hiện, vì những lý do này khác, nhiều dự án 1.000 tỷ bao năm vẫn rơi vào vòng luẩn quẩn của sự chậm trễ, đội vốn.
Ngày 8/7, HĐND TP Hồ Chí Minh đã thông qua 40 nghị quyết liên quan đến nhiều vấn đề như chế độ, cơ chế chính sách xã hội, y tế, giáo dục và kế hoạch đầu tư, phân bổ vốn cũng như chủ trương triển khai dự án... Trong số này, có 16 nghị quyết về điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, chủ đầu tư, quy mô, thời gian thực hiện đối với 16 dự án cầu đường, trường học và nhiều dự án đã được HĐND Thành phố quyết định cho tăng tổng mức đầu tư lên gấp 2-4 lần so với tổng mức đầu tư ban đầu.
Sau hơn 3 năm “đắp chiếu”, cây cầu bắc qua sông Lợi Nông (TP Huế, Thừa Thiên-Huế) thi công dở dang nay được tiếp tục phê duyệt thêm kinh phí hơn 68 tỷ đồng. Công trình này đã khiến dư luận bức xúc trong thời gian dài...