Hàng chục con lợn chết bị vứt xuống kênh Bắc, tỉnh Thanh Hóa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Hàng chục con lợn chết bị vứt xuống kênh Bắc, tỉnh Thanh Hóa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Thời điểm mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh và phát triển, nhất là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do muỗi truyền bệnh.Tại Hà Nội ghi nhận nhiều ca mắc tay chân miệng, sởi, COVID-19, Adenovirus… Đặc biệt, sốt xuất huyết là vấn đề lo ngại không chỉ ở phía Nam mà còn ở miền Bắc khi chuẩn bị bước vào mùa mưa.
Điều kiện thời tiết thất thường kết hợp nhu cầu du lịch, giao lưu đi lại tăng cao trong dịp cao điểm Hè 2025 tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, bùng phát, các địa phương chủ động biện pháp phòng, chống; khuyến cáo người dân không nên chủ quan, nhất là nhóm nguy cơ cao.
Ngày 23/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai đã thông báo về ca mắc viêm màng não mô cầu đầu tiên được ghi nhận trên địa bàn trong năm 2025…
Hôm 30/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá trận động đất ở Myanmar là tình trạng khẩn cấp ở mức độ cao nhất, đồng thời kêu gọi tài trợ 8 triệu USD để cứu người và ngăn chặn dịch bệnh bùng phát tại quốc gia này trong 30 ngày tới.
Ngày 26/3, thông tin của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hải Phòng (CDC Hải Phòng) cho biết, tính từ đầu năm đến nay trên địa bàn TP ghi nhận 324 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó đã ghi nhận 221 ca dương tính.
Ngày 25/2, giá lợn hơi tại miền Nam duy trì đà tăng mạnh và đạt mốc 78.000 đồng/kg. Trong khi đó, khu vực miền Bắc ổn định.
Theo số liệu của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, tính đến tháng 2/2025, tổng đàn lợn cả nước trên 30 triệu con, tăng trưởng 3,7%. Tuy nhiên, trên thị trường, giá thịt lợn lại tăng do nguồn cung thiếu dù nhu cầu tiêu dùng thịt lợn giảm so với trước Tết Nguyên đán.
UBND TP Hà Nội yêu cầu các quận, huyện đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường theo quy định.
Trong nhiều năm, nhiều nhà khoa học đã tin rằng, nguồn gốc của sự sống có thể đã tới Trái đất từ các thiên thạch rơi xuống. Lý thuyết này được gọi là panspermia, và nó trả lời rất nhiều câu hỏi về nguồn gốc của loài người chúng ta. Thật không may, chính những nhà khoa học trên lại tin rằng, vi khuẩn và vi rút ngoài hành tinh có thể vẫn đang tấn công chúng ta. Những kẻ xâm lược siêu nhỏ này đã bị đổ lỗi cho tất cả các loại bệnh tật.
Chiều 7/10, Khu du lịch (KDL) sinh thái Vườn Xoài ở TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã tạm thời đóng cửa, ngừng đón khách để phòng chống dịch lây lan cho động vật hoang dã đang nuôi tại đây…
Khẳng định tại hội nghị thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn bền vững do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức vào ngày 14/8, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, trước mắt phải chủ động từ sớm, từ xa đảm bảo trước, trong và sau Tết không thiếu hụt nguồn cung thịt lợn. Muốn vậy, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các Bộ, ngành liên quan, các địa phương và người chăn nuôi.
Hàng loạt con bò sữa của người dân huyện Đơn Dương và Đức Trọng (Lâm Đồng) tiếp tục chết tức tưởi với những triệu chứng hết sức bất thường. Những con bò này trước đó đều được tiêm vaccine nhược độc đông khô NAVET-LPVAC của Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương NAVETCO (trụ sở tại Thuận An, tỉnh Bình Dương).
UBND TP Hà Nội yêu cầu đảm bảo đủ và tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại; tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy) phòng, chống sốt xuất huyết.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cảnh báo, các loại dịch như cúm gia cầm, viêm da nổi cục trên trâu bò, rồi dịch tả heo và lở mồm long móng cũng đang tái xuất, có dấu hiệu lan ra nhiều tỉnh, TP...
Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện 2K (khẩu trang – khử khuẩn) để phòng bệnh COVID-19 và các bệnh lây qua đường hô hấp.
Nửa tháng trở lại đây, tại nhiều trường học ở Hà Nội xuất hiện học sinh có biểu hiện ho, sốt và phải nghỉ học do cúm A và B. Dịch cúm dễ lây lan, đặc biệt trong lớp học, tạo thành những ổ dịch. Có lớp sĩ số vắng tới gần một nửa học sinh do các em nghỉ học vì bị cúm. Tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, lượng bệnh nhân đến khám và nhập viện gia tăng do cúm A, B, sốt virus, viêm phổi…
Trong vòng 5 năm qua đã có 4 lần bùng phát dịch bệnh do virus Nipah gây ra ở Ấn Độ. Vậy nhưng ngành y tế Ấn Độ đã có kinh nghiệm đối phó với Nipah cũng phải thừa nhận rằng đợt bùng phát dịch này là lớn nhất họ từng thấy. Đằng sau hàng nghìn người nhiễm bệnh và tử vong, các nhà khoa học còn cảm thấy lo sợ trước khả năng lây lan của virus từ động vật hoang dã sang người.
Tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới vào nước ta trong thời gian vừa qua vẫn diễn ra phức tạp, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chăn nuôi trong nước mà còn tiềm ẩn nguy cơ xâm nhiễm các loại dịch bệnh nguy hiểm đến các đàn gia súc, gia cầm... Nếu không ngăn chặn được tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm sẽ dẫn đến hệ lụy không kiểm soát được an toàn thực phẩm, sức khỏe người tiêu dùng bị đe dọa.
Chỉ trong thời gian ngắn, TP Hồ Chí Minh liên tiếp phát hiện ca mắc đậu mùa khỉ, đã khiến người dân lo ngại, liệu ổ dịch có tồn tại trong cộng đồng? Tính đến nay, Việt Nam ghi nhận 15 ca đậu mùa khỉ, trong đó 2 ca du nhập (2022), 1 ca phát hiện tại Đài Loan (Trung Quốc) vào tháng 7 năm nay, còn lại lây nhiễm trong nước được ghi nhận từ cuối tháng 9 đến nay.