Ngày 16/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kết thúc chuyến công du 3 nước đồng minh quan trọng nhất trong khối Arab, gồm Saudi Arabia, Qatar và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Đến nơi nào, ông Trump cũng mang đến một sự kiện gây chú ý.
Ngày 16/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kết thúc chuyến công du 3 nước đồng minh quan trọng nhất trong khối Arab, gồm Saudi Arabia, Qatar và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Đến nơi nào, ông Trump cũng mang đến một sự kiện gây chú ý.
Chuyến công du Trung Đông mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump không đơn thuần là một chuỗi hoạt động ngoại giao mang tính biểu tượng. Ẩn sau các tuyên bố hợp tác và lễ ký kết hàng chục tỷ USD là sự tái khẳng định chiến lược của Washington nhằm định hình lại vai trò của mình tại khu vực vốn nhiều biến động này.
Ngày 1/5 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện một cuộc cải tổ nhân sự an ninh cấp cao quan trọng, thay thế Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz bằng Ngoại trưởng Marco Rubio trong vai trò tạm quyền.
Từ việc áp thuế quan với tất cả các nước, cắt viện trợ nước ngoài đến không ngần ngại bày tỏ ý định sáp nhập Greenland và tái kiểm soát Kênh đào Panama, ông Donald Trump đã có những tuyên bố, động thái táo bạo trong 100 ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng.
Trong bối cảnh làn sóng bảo hộ thương mại ngày càng rõ nét, nhiều quốc gia đã chọn cách tiếp cận thận trọng trước chính sách thuế quan cứng rắn của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thay vì đáp trả tương xứng, các nền kinh tế lớn như Liên minh châu Âu (EU), Canada hay Anh đang tính toán kỹ lưỡng nhằm tránh rơi vào một cuộc chiến thương mại toàn diện - điều có thể gây tổn thất sâu rộng không chỉ cho Mỹ mà cả phần còn lại của thế giới.
Đối với giới quan sát quốc tế, một trong những khía cạnh đáng chú ý nhất của việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế quan mới là sự khơi lại cuộc “thương chiến Mỹ - Trung” từng làm cả guồng máy kinh tế thế giới lao đao. Nhưng, lần này, những hệ lụy từ cuộc chiến ấy sẽ còn được khuếch đại thêm, theo nhiều cấp độ.
Hôm nay, ngày 5/4, chính sách “thuế quan đối ứng” mà Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hôm 2/4 chính thức có hiệu lực, đánh dấu sự tái lập một cách mạnh mẽ chủ nghĩa đơn phương trong thương mại quốc tế. Giới chuyên gia nhận định, động thái này sẽ dẫn đến “cuộc ly hôn lặng lẽ” với trật tự thương mại đa phương mà Washington từng kiến tạo.
Hôm 26/3 (giờ Mỹ), tức rạng sáng 27/3 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp mức thuế 25% đối với tất cả các dòng ôtô và phụ tùng ôtô nhập khẩu. Động thái này không chỉ khiến ngành công nghiệp ôtô toàn cầu rúng động mà còn khiến giới chuyên gia phải nhìn nhận lại chiến lược công nghiệp của Mỹ trong bối cảnh cạnh tranh địa kinh tế ngày càng gay gắt.
Một lần nữa, những biện pháp áp đặt thuế quan cứng rắn được Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định qua bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ ngày 5/3, trong vai trò là công cụ quan trọng nhằm góp phần khôi phục nền kinh tế, bảo vệ lợi ích thương mại của nước Mỹ. Đó là một quan điểm xuyên suốt từng được ông chủ Nhà trắng ưa thích và tích cực áp dụng kể từ nhiệm kỳ trước, khi ông nắm quyền lãnh đạo từ đầu năm 2017 đến hết năm 2020.
Sau màn khẩu chiến đầy bất ngờ với Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống Mỹ J.D Vance tại phòng Bầu dục (Nhà Trắng) về vấn đề đảm bảo an ninh liên quan tới việc giải quyết xung đột Nga – Ukraine, Tổng thống Zelensky đã ra về tay trắng và chưa thể ký kết thỏa thuận khoáng sản như dự định ban đầu.
Bầu không khí trong Phòng Bầu dục ngày 28/2 chưa bao giờ căng thẳng đến vậy. Một cuộc gặp tưởng chừng như sẽ củng cố quan hệ Mỹ - Ukraine lại nhanh chóng trở thành một cuộc đối đầu không khoan nhượng.
Những tuyên bố mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc tiếp tục thực hiện kế hoạch áp thuế với Mexico và Canada, cũng như để ngỏ khả năng sẽ sớm áp thuế với Liên minh châu Âu (EU) đang khiến các đồng minh của Washington đối diện sức ép lớn, với những dự báo về nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27/2 cho rằng một thỏa thuận về khoáng sản với Ukraine là sự đảm bảo an ninh mà Kiev cần trong thời điểm hiện nay, đồng thời gạt bỏ lời kêu gọi của Thủ tướng Anh Keir Starmer về việc hỗ trợ quân sự nhiều hơn cho Kiev.
Sau những màn đấu khẩu thời gian gần đây giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Ukraine Zelensky liên quan tới thỏa thuận khoáng sản, sáng 26/2 (giờ Việt Nam), cả Kiev và Washington đều bất ngờ tuyên bố đạt khung thỏa thuận mới trong vấn đề này. Thậm chí, ông Donald Trump còn chia sẻ với báo giới rằng ông Zelensky muốn tới Washington vào ngày 28/2 tới để ký kết thỏa thuận.
Cuộc điện đàm riêng rẽ hôm 12/2 (giờ địa phương) của Tổng thống Mỹ Donald Trump với người đồng cấp Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky, đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư luận quốc tế, trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine trên thực địa vẫn nóng lên từng ngày.
Với loạt chính sách được triển khai trong 2 tuần đầu tiên trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến cả thế giới như “toát mồ hôi hột”, từ chuyện giải tán Cơ quan viện trợ quốc tế Mỹ (USAID) cho đến việc áp thuế gây nguy cơ thương chiến toàn cầu và nhất là tuyên bố sẽ tiếp quản Dải Gaza,...
Quyết định áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm dấy lên làn sóng phản ứng mạnh mẽ từ các nước liên quan, làm gia tăng nguy cơ xảy ra một cuộc chiến thương mại quy mô lớn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21/1 cho biết ông đang cân nhắc việc áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, dự kiến vào ngày 1/2 tới đây, cùng với đó là các mức thuế dành cho Liên minh châu Âu (EU) và hai nước láng giềng là Mexico, Canada.
Khi nhậm chức vào tháng 1/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden mang theo kỳ vọng lớn về những sự thay đổi với những cam kết hàn gắn đất nước sau một thời kỳ chia rẽ, tái thiết nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và khôi phục vị thế của Mỹ trên trường quốc tế. Sau ngày 19/1/2025, nhiệm kỳ đó đã kết thúc và đây là lúc thích hợp để chúng ta cùng nhìn lại di sản của vị tổng thống tại nhiệm lớn tuổi nhất lịch sử nước Mỹ này.
Kênh đào Panama - con kênh nhân tạo nổi tiếng nhất thế giới - lại dậy sóng vì một tuyên bố đầy tham vọng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump rằng ông sẽ “lấy lại” con kênh này để nước Mỹ kiểm soát. Chính quyền và nhiều người dân Panama đã biểu thị sự phản đối. Vậy, ai thật sự sở hữu kênh đào này?