Giải thưởng Lớn của giải “Bùi Xuân Phái” - Vì Tình yêu Hà Nội 2020, đã xướng tên nhạc sĩ tài hoa Phú Quang. Có ai đó ví rằng, âm nhạc Phú Quang chính là một đặc sản của Hà Nội.
Văn Dương Thành là một nữ họa sĩ nổi tiếng trong hội họa hiện đại Việt Nam. Bà còn được nhiều người biết đến vì câu chuyện đặc biệt liên quan đến danh họa Bùi Xuân Phái.
Mùa xuân năm Canh tý 2020 cụ Nguyễn Bá Đạm tròn 99 tuổi, với sự mẫn tiệp của một người đã trải qua mọi hỷ nộ ái ố của kiếp người, chứng kiến bao đổi thay của thời đại, của các thế hệ. Điều tuyệt vời nhất, là tuổi bách niên giai lão cụ có một trí tuệ minh mẫn, một cơ thể khoẻ mạnh.
Hai bức tranh chân dung họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ bạn và 1 bức tranh chân dung của ông do người bạn tâm giao vẽ sẽ được đưa lên sàn đấu giá vào ngày 29-9
Đúng kỷ niệm 99 năm ngày sinh của danh họa Bùi Xuân Phái (1-9-1920 – 1- 9- 2019), một triển lãm đặc biệt, công bố phần lớn bộ ký họa “Ông Phái vẽ ông Đạm” sẽ được tổ chức tại Nhà đấu giá Chọn, Hà Nội. Cùng với triển lãm, tình bạn đặc biệt giữa danh họa và "người mẫu" lâu năm nhất của ông cũng được tiết lộ rộng rãi đến công chúng.
Ngày 29-8, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, Ban tổ chức Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội đã tổ chức lễ trao giải thưởng lần thứ 11 năm 2018. Cụ ông Nguyễn Bá Đạm là "người mẫu" cho 242 ký họa chân dung của danh họa Bùi Xuân Phái, đam mê sưu tầm kỷ vật về các văn nghệ sĩ, sưu tầm cổ vật, được mệnh danh là “kỳ nhân tiền cổ Hà thành”.
Cũng giống như Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh là người rất biết quý trọng và nâng niu tình bạn. Những người bạn thực sự là chỗ dựa tinh thần của chị trong mọi bước vui buồn của đời sống.
Mới đây, tôi có dịp ngồi uống café trên thềm phố cổ Bát Đàn với họa sĩ Bùi Thanh Phương, con trai cố danh họa Bùi Xuân Phái. Ông Phương có lẽ là một kho tư liệu sống về cụ Phái và cuốn sách "Họa sĩ Bùi Xuân Phái trong mắt con trai" do ông xuất bản vừa qua là một tập hợp đầy đủ nhất về cuộc đời của cố danh họa nổi tiếng đã gắn tên tuổi mình với phố cổ Hà Nội.
Nữ họa sĩ Văn Dương Thành là nguyên mẫu của hơn 300 bức tranh lớn nhỏ của họa sĩ Bùi Xuân Phái, trong số đó, có những bức tranh như "Cô gái dưới trăng" hiện đang được trưng bày tai Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam.
Với những đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu, quảng bá "chân dung văn hóa" Hà Nội, nhà văn hóa Hữu Ngọc đã đoạt Giải thưởng Lớn tại lễ trao Giải Bùi Xuân Phái – Vì Tình yêu Hà Nội lần 10 – 2017 diễn ra tại Hà Nội ngày 17-8.
Hứa hẹn mang lại nhiều cảm xúc lắng sâu, đêm nhạc đặc biệt kỷ niệm 10 năm thành lập giải thưởng "Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu hội họa" sẽ diễn ra vào ngày 26-8 với sự tham gia của rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.
Nếu 1 năm trước, câu chuyện tranh giả tranh thật khiến dư luận "dậy sóng" với hơn chục tác phẩm mỹ thuật trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh bị cho là giả thì mới đây, dư luận tiếp tục xôn xao khi đơn vị đấu giá Chọn's vừa công bố tác phẩm "Phố cũ" đã bị nghi là tranh giả.
Người mẫu và họa sĩ luôn là một "cặp bài trùng" để làm nên những tác phẩm hội họa trác tuyệt. Có những người mẫu may mắn đã đi vào tác phẩm hội họa và trở thành bất tử, như một sự ngẫu nhiên của tạo hóa và số phận. Tôi đã được gặp hai trong số rất nhiều mẫu vẽ của hai tác giả hội họa nổi tiếng của Việt Nam, họa sĩ Bùi Xuân Phái và Huỳnh Văn Gấm.
Theo đánh giá của ngành mỹ thuật thì từ những năm trước 1990 đến nay, các tác phẩm hội họa của nhiều thế hệ họa sĩ Việt đều được mua bởi các phòng tranh nước ngoài và đối tượng là khách nước ngoài chiếm 95 - 99% thị phần của thị trường tranh.
bức tranh bột màu của danh họa Bùi Xuân Phái – tác phẩm “Gia đình họa sĩ dưới hầm trú ẩn” cũng được đưa ra đấu giá và thành công ở mức 285 triệu đồng. Bên cạnh đó, tranh “Phong cảnh” (sơn dầu, 1990) của danh họa Lưu Công Nhân đấu thành công ở mức giá 232 triệu đồng…
15 trong số 17 bức tranh trong triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu” (diễn ra từ ngày 10-7 đến 21-7 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM) bị giới chuyên môn cho là giả chỉ sau vài ngày khai mạc. Vụ việc thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận bởi đa phần bộ sưu tập là tranh của bộ tứ Nghiêm - Liên - Sáng - Phái, lại được trưng bày ở bảo tàng tên tuổi.
Ngày 10-7 vừa qua, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đã diễn ra cuộc triển lãm trưng bày 17 tác phẩm được cho là của các tác giả Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thể hiện, với tên gọi "Những bức tranh về từ châu Âu" (sưu tập của ông Vũ Xuân Chung).