Ngoại giao không gian “kiểu Modi”
- Thủ tướng Narendra Modi: Mạnh tay với "tiền đen"
- Thủ tướng Narendra Modi: Bàn tay sạch và sự quyết đoán
- Vì một Ấn Độ đổi thay
Hiện nay, quốc gia Nam Á này đang sở hữu mạng lưới vệ tinh viễn thám lớn nhất trên thế giới và là một trong số ít quốc gia cung cấp các dịch vụ phóng vệ tinh thương mại khi New Delhi đã đưa vào không gian 67 vệ tinh (trong đó có 40 vệ tinh nước ngoài thuộc 19 quốc gia khác nhau).
Khi các vệ tinh Ấn Độ đã đi vào cuộc sống của hơn 1,3 tỷ dân thì những người thuộc tầng lớp thấp nhất, từ nông dân đến ngư dân, luôn được hưởng lợi từ các công nghệ vũ trụ.
Cùng với thời điểm Ấn Độ kỷ niệm 70 năm độc lập, đất nước đã bước vào kỷ nguyên vàng của công nghệ vũ trụ, và chính quyền Narendra Modi đang đẩy mạnh ngoại giao không gian chưa từng có. Đi kèm với những lợi ích về thương mại, Ấn Độ đang tiến những bước đầu tiên trong việc sử dụng không gian vũ trụ như một công cụ để mở rộng quyền lực mềm trong khu vực và trên thế giới.
Mở rộng quyền lực
Năm nay, chính quyền Narendra Modi đang rất đầu tư cho ngoại giao không gian. Lần đầu tiên New Delhi gặt hái thành công về công nghệ vũ trụ bằng việc trao một món quà trị giá 4,5 tỉ rupee (gần 70.000 USD) cho người Nam Á. Ấn Độ đã ghi dấu rất độc đáo trong vũ trụ, khi New Delhi “tặng một con chim nặng cân trên bầu trời” cho hàng xóm qua vệ tinh Nam Á (SAS).
Ấn Độ mở lòng bằng cách mở rộng chính sách đầu tiên cho các nước láng giềng của mình vượt ra ngoài tầng bình lưu. Đây là món quà vệ tinh truyền thông cho các nước láng giềng sử dụng miễn phí, mà không có sự tương tự trong thế giới không gian vũ trụ khi tất cả các hiệp hội khu vực hiện nay là các doanh nghiệp vì lợi nhuận thương mại.
Điểm độc đáo của vệ tinh này là có dấu vết trải dài khắp Nam Á, và Ấn Độ trao tặng sứ giả thiên đường này cho các nước láng giềng. Vệ tinh Nam Á có 12 bộ thu tín hiệu mà các nước láng giềng của Ấn Độ có thể sử dụng để tăng cường truyền thông.Đi kèm với những lợi ích về thương mại, Thủ tướng Modi đang sử dụng không gian vũ trụ như một công cụ để mở rộng quyền lực mềm trong khu vực và trên thế giới. |
Theo ông Modi, vệ tinh sẽ cho phép hàng loạt các ứng dụng và dịch vụ tới các nước láng giềng Ấn Độ trong các lĩnh vực ứng dụng viễn thông và phát sóng truyền hình, hay cung cấp đường dây nóng an toàn giữa các quốc gia tham gia.
Bởi vì khu vực rất dễ bị động đất, lốc xoáy, lũ lụt hay sóng thần, vệ tinh có thể giúp cung cấp các liên kết truyền thông quan trọng khi xảy ra thiên tai. Rõ ràng, Thủ tướng Ấn Độ luôn mong muốn người dân được hưởng những lợi ích lớn nhất về năng lực của Ấn Độ trong không gian.
Ngoại giao không gian được coi là “chiêu bài” chính trong xây dựng chính sách đối ngoại của ông Modi. Trên thực tế, hợp tác với Pháp trong lĩnh vực không gian và xây dựng tàu vũ trụ thể hiện bước cải thiện quan hệ song phương, hỗ trợ New Delhi rất nhiều.
Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) mua lại cụm phóng tên lửa của Pháp, nhận hỗ trợ kỹ thuật trong việc xây dựng hệ thống phóng phức tạp, và thực hiện hợp đồng với Arianespace của Pháp, dẫn đến thỏa thuận về nhiệm vụ không gian chung Ấn - Pháp.
Mối quan hệ lâu dài này giúp Ấn Độ mở rộng sự hiện diện sang các nước châu Âu khác như Đức, Đan Mạch, Thụy Sĩ hay Áo. Có thể thấy, chính quyền Modi có thể duy trì sự độc lập bằng cách cân bằng quan hệ với Nga và giảm phụ thuộc vào Mỹ, giúp New Delhi duy trì quyền tự chủ chiến lược.
Tiếp đó, kế hoạch mở rộng Hệ thống truyền hình vệ tinh khu vực (IRNSS) của ông Modi cho thấy Ấn Độ có kế hoạch sử dụng lĩnh vực không gian như một động lực cho sự phát triển khu vực. Chương trình INSAT phục vụ viễn thông, dự báo bão và lượng mưa, tìm kiếm và cứu hộ là một trong những hệ thống vệ tinh nội địa lớn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ngoài ra, hệ thống vệ tinh viễn thám cung cấp các ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, tài nguyên nước, phát triển đô thị, khảo sát khoáng sản, lâm nghiệp, tài nguyên biển trở thành thiết bị viễn thám lớn nhất thế giới.
Chương trình EDUSAT kết nối 56.164 trường học tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ và đã có một vệ tinh chuyên dụng GSAT-3 cho mục đích đó. Ấn Độ cũng đã tổ chức Trung tâm Khoa học Không gian và Công nghệ giáo dục ở châu Á - Thái Bình Dương.
Một thành công khác của chính quyền Thủ tướng Narendra Modi là chương trình không gian giá rẻ. Thủ tướng Modi đã nhấn mạnh tới yếu tố tiết kiệm trong chương trình không gian của Ấn Độ, và nói rằng New Delhi có thể trở thành nhà cung cấp dịch vụ phóng vệ tinh cho thế giới.
Theo đó, chương trình không gian của Ấn Độ có hiệu quả kinh tế cao nhất thế giới khi giới khoa học trong nước đã cho thế giới thấy một mô thức mới của hoạt động thiết kế công trình với kinh phí phải chăng và sức mạnh của trí tưởng tượng.
Từ đây, ông Modi tìm cách thúc đẩy những nỗ lực ngoại giao trong vùng Trung Á bằng cách kêu gọi giới khoa học Ấn Độ dùng khả năng chuyên môn về công nghệ vệ tinh để giúp đỡ tất cả 8 nước thuộc Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC).
Tự chủ chiến lược
Cuộc tìm kiếm không gian của Ấn Độ đã được Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (thành lập vào năm 1969) tiến hành, và hiện nay có ngân sách hằng năm khoảng 1,4 tỷ USD.
Đất nước này có một chòm sao của 44 vệ tinh trên quỹ đạo và bây giờ có thể tự phóng đến 4 tấn vệ tinh truyền thông vào quỹ đạo. Không giống như các chương trình không gian của những nước khác vốn có động lực và hướng tới các mục tiêu quân sự, chương trình của Ấn Độ bắt nguồn từ những mục tiêu để phát triển.
Qua việc phóng Bahubaali, ông Modi đang cho cả thế giới thấy rằng, người Ấn sẽ sử dụng tên lửa của Ấn sản xuất để chạy đua với các cường quốc khác. |
Thật vậy, các vệ tinh của ISRO đóng một vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi cuộc sống của những người dân Ấn Độ, thông qua những đóng góp trong việc xóa mù chữ, phát triển các chương trình học từ xa, dự báo thời tiết và thảm họa thiên nhiên hay chữa bệnh từ xa.
Bên cạnh đó, Ấn Độ đã cho ra mắt tên lửa GSLV Mk III (còn được gọi Bahubaali) có trọng lượng 640 tấn khi nó phóng một vệ tinh truyền thông GSAT-19 vào quỹ đạo hồi tháng 6/2017.
Qua việc phóng Bahubaali, Cơ quan không gian Ấn Độ đã bước vào một thế giới mới, hướng tới mục tiêu tạo ra dấu ấn của mình trên thị trường khai phóng hạng nặng trị giá hàng tỉ đô la của thế giới.
Ông Modi đang cho cả thế giới thấy rằng, người Ấn sẽ sử dụng tên lửa của Ấn sản xuất, được phóng lên từ lãnh thổ Ấn nhằm chinh phục không gian, chạy đua với các cường quốc khác. Tuy nhiên, đây chỉ là khởi đầu cho việc vươn đến các vì sao và khám phá những kỳ quan của vũ trụ đang ở phía chân trời mà chính quyền Modi hướng đến trong tương lai.
Đầu năm tới, chính quyền Modi có kế hoạch đưa sứ mệnh thứ hai lên Mặt trăng (Chandrayaa-2), bao gồm việc đáp xuống Mặt trăng trên một chiếc máy bay nội địa.
Thủ tướng Ấn Độ cũng lên kế hoạch tiếp tục sứ mệnh thăm dò sao Kim và một chuyến tái viếng thăm sao Hỏa. Thậm chí, chuyến bay vào không gian của con người cũng sắp diễn ra, với tên lửa mới nhất của Ấn Độ GSLV Mk III có thể là phương tiện được lựa chọn để đưa người Ấn vào vũ trụ.
Nhiều ý kiến cho rằng, Thủ tướng Modi có thể muốn để lại dấu ấn của mình trong lịch sử bằng cách bắt đầu chương trình đưa con người bay vào không gian trước khi kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên của mình vào năm 2019. Ấn Độ sẽ trở thành nước thứ tư sau Nga, Mỹ và Trung Quốc có chương trình đưa con người bay không gian.
Tuy nhiên, không phải ai cũng ấn tượng và tán thành với những thành công và tham vọng không gian của Ấn Độ. Những chương trình thám hiểm Mặt trăng hay sao Hỏa đặc biệt bị chỉ trích như một sự lãng phí những nguồn lực, vốn có thể được sử dụng tốt hơn để giải quyết tình trạng nghèo đói, suy dinh dưỡng và nhiều vấn đề khác tại quốc gia Nam Á đông dân này.
Theo tờ Financial Times (Mỹ), chương trình không gian của Ấn Độ “dường như là cuộc tìm kiếm đầy mơ mộng vị thế siêu cường của tầng lớp tinh hoa”.
Tuy nhiên, Thủ tướng Modi nói rằng chương trình không gian của Ấn Độ đang đóng góp rất nhiều cho phúc lợi của người dân qua những ứng dụng trong các lĩnh vực như ứng phó thiên tai và quản lý tài nguyên. Với ông, lợi ích của mọi hoạt động không gian không nên được xem xét một cách độc lập bởi đó là cả một tiến trình phát triển lâu dài...