Ngày 13/4, nhà văn người Peru Mario Vargas Llosa, từng đoạt giải Nobel Văn học năm 2010, đã qua đời ở tuổi 89 tại thủ đô Lima. Ông không chỉ là nhà văn nổi tiếng mà còn là nhân chứng của một châu Mỹ Latinh đầy biến động.
Ngày 13/4, nhà văn người Peru Mario Vargas Llosa, từng đoạt giải Nobel Văn học năm 2010, đã qua đời ở tuổi 89 tại thủ đô Lima. Ông không chỉ là nhà văn nổi tiếng mà còn là nhân chứng của một châu Mỹ Latinh đầy biến động.
Trong một chuyến về nguồn tại Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, tôi có dịp gặp gỡ Thiếu tá Đoàn Phước Truyền - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ cứu nước, 1 trong 7 cá nhân được phong tặng Danh hiệu AHLLVTND của lực lượng Cảnh vệ CAND.
Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha qua đời sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư tại bệnh viện 108 vào hồi 10h 45’ ngày 13/3/2025 tại Hà Nội, hưởng thọ 77 tuổi. Nguyễn Thụy Kha là một nghệ sĩ tài hoa đích thực, ông giao du rộng, nhiều bạn bè là người nổi tiếng trong giới văn chương, âm nhạc và hội họa.
Ngày 19/5/1975, Việt Nam và Mexico thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong 50 năm qua, hai nước đã có mối quan hệ bền chặt và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhân dịp này, phóng viên Chuyên đề ANTG Giữa tháng - Cuối tháng của Báo CAND đã có cuộc trò chuyện với ngài Alejandro Negrín - Đại sứ Mexico tại Việt Nam với chủ đề những thành tựu hợp tác trong suốt nửa thế kỷ qua, hướng tới những cơ hội thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa, tăng cường sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Đó là nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Tuấn, nguyên phóng viên ảnh Thông tấn xã Việt Nam. 35 năm được tháp tùng và chụp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, với kho tư liệu quý gồm hàng nghìn cuốn phim, hàng vạn file ảnh, với Trần Tuấn là một quãng đời thật sự ý nghĩa.
Ba tuần trước, mấy anh em nhà văn chúng tôi còn kịp lên thăm nhà văn Khuất Quang Thụy ở làng Thanh Phần, xã Phúc Hòa, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Nhìn ông hao gầy, ngót hàng chục cân, lòng tôi quặn lại. Không thể tin một ông anh thân thiết cơ thể chắc như cây lim, cây sến, lao động nhà văn như gã lực điền lật bao nhiêu đất gieo hạt trên những cánh đồng chữ nghĩa lại bị thời gian, bệnh tật quật ngã.
Tiến sĩ, Thầy thuốc ưu tú (TS.TTƯT) Đinh Văn Lượng là một trong những chuyên gia hàng đầu về phẫu thuật lồng ngực trong lĩnh vực bệnh phổi và lao. Năm 2024, ông và Bệnh viện Phổi Trung ương thực hiện thành công 3 ca ghép phổi. Đây là một kỳ tích của ngành y tế Việt Nam nói chung và Bệnh viện Phổi Trung ương nói riêng. Từ những kết quả này, TS Lượng tin rằng, Việt Nam đã ghi tên vào bản đồ ghép phổi thế giới.
Sinh năm 1976, Vũ Thái Bình tốt nghiệp khoa Mỹ thuật Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh. Cũng như nhiều họa sĩ khao khát sáng tạo, Vũ Thái Bình tìm mình qua nhiều chất liệu khác nhau như sơn dầu, bột màu, acrylic, lụa… nhưng phải đến năm 2003, khi gặp giấy dó, Vũ Thái Bình mới cất được tiếng nói thẳm sâu trong tâm hồn mình. Và đó là cuộc cất tiếng nói của một người dấn thân, dũng cảm.
Phát hành album “Nụ cười” sau 16 năm ấp ủ, giữa thời đại bùng nổ của công nghiệp giải trí, của game show, nhưng nhạc sĩ Võ Thiện Thanh chia sẻ rằng, anh không thấy mình cô độc hay lạc thời. “Tôi nhận thấy xã hội đang cần lắm những gì cốt lõi của âm nhạc. Rất nhiều người nghe nhắn với tôi rằng, những bài hát ấy giúp cho họ được tiếp thêm năng lượng và niềm tin vào cuộc đời”, anh nói.
Một thời ở Hà thành có một địa chỉ mà nhiều văn nghệ sĩ, báo chí thường hay lui tới. Đó là tư gia của ông Giám thị Trại tạm giam Hà Nội, Nguyễn Hoắc!
“…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò. Đây là chuyến đi tiền trạm để lên kế hoạch thành lập lực lượng của quân đội nhân dân Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc...”.
Lần nào gặp Đại tá Nguyễn Tiến Tần, Trưởng Công an huyện Thường Tín, Hà Nội tôi cũng thấy ở anh đầy ắp năng lượng, vừa sôi nổi tiếp chuyện, vừa chỉ đạo công việc với ngồn ngộn văn bản giấy tờ cần kí tá.... Có cảm giác rằng, những người ở cạnh anh, kể cả những người đã công tác lâu năm, đều bị "áp lực", vì muốn chậm cũng... không được.
Rời xa Việt Nam từ lúc 1 tuổi, thành danh ở Ba Lan, Nguyễn Việt Trung là người Việt Nam thứ hai, sau NSND Đặng Thái Sơn được vào vòng Chung kết cuộc thi piano quốc tế Frederic Chopin lần thứ 18. Sống và dịch chuyển ở nhiều quốc gia nhưng trong Nguyễn Việt Trung, dòng màu Việt Nam vẫn chảy mạnh.
Một ngày cuối năm 2024, chúng tôi đến Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, Nghệ An) gặp một nữ tù nhân chịu án chung thân vì tội buôn bán ma túy. Điều đặc biệt trong chuyến đi lần này, chúng tôi mang theo cậu con trai 15 tuổi của phạm nhân tên là Nguyễn Khắc Hưng, đứa con dứt ruột đẻ ra mà nhiều năm qua Nhung chưa được gặp mặt. Một điều đặc biệt hơn nữa, cậu bé bị tự kỷ nặng nhưng lại đạt được nhiều kỷ lục Guinness nhờ tài năng tung bóng, đi thăng bằng và chơi đàn guitar…
Một chiều đông Hà Nội, trong ngôi nhà ở phố Tôn Thất Thiệp, tôi ngồi nghe những câu chuyện về Thiếu tướng quân y, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Huy Phan qua lời kể của người con gái thứ – bác sĩ Nguyễn Ngọc Dung, nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện Răng-Hàm-Mặt Trung ương.
Như câu thơ trong bài "Tiếng hát sang xuân" của nhà thơ Tố Hữu: "Lớp cha trước, lớp con sau/ Đã thành đồng chí chung câu quân hành"… trong chặng đường 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam có không ít gia đình nhiều thế hệ đều là Bộ đội Cụ Hồ. Ở lĩnh vực âm nhạc đã ghi dấu ấn những cặp cha - con cùng mang trên mình màu xanh áo lính và tận tâm cống hiến cho nghệ thuật…
Bảo Anh không thoải mái lắm khi mọi người nhắc đến mình luôn kèm theo tên bố mẹ của cậu, là NSND Thái Bảo và NSƯT Anh Tuấn. Dù sinh ra và lớn lên trong gia đình có cha mẹ đều là những người hoạt động trong ngành âm nhạc, nhưng Bảo Anh cũng chật vật loay hoay tìm đường đi của mình không kém ai, chỉ bởi, cậu không bao giờ chịu để cha mẹ sắp xếp.