Truyện trinh thám hiện đại: Hàng ngoại át hàng nội
Từ Điếu thuốc lá với nhân vật Lê Phong phóng viên xuất hiện vào những năm 40 của thế kỷ trước, cho tới nay, gần như không có gương mặt nào, dù là tài tử như nhà trinh thám của thời Tự Lực Văn đoàn, còn để lại một ấn tượng cho độc giả. Nếu có chăng, là ở truyện tình báo (như X30 phá lưới chẳng hạn).
Năm 2004, một tờ báo lớn trong
Trong khi đó, trên thế giới, truyện trinh thám phát triển hơn bao giờ hết, ngay cả ở một nước châu Á có vẻ cổ kính về văn hóa như Trung Quốc. Ngày nay, thể loại này không còn bị coi là "á văn chương", "cận văn chương" nữa. Không những thế, từ cuối thế kỷ XX, nó có những sự biến đổi rõ rệt, so với ngay khoảng giữa thế kỷ.
Giờ đây, nếu truyện trinh thám Việt Nam phát triển, có lẽ nó phải "cắt cầu", vượt qua giai đoạn viết lách theo kiểu Sherlock Holmes đã đành, mà phải bỏ qua cả lối viết của Agatha Christie, người được phong là "Nữ hoàng Tội ác" trong các thập niên 50-70. Bởi lẽ ngày nay, truyện trinh thám - có nghĩa là cuốn sách - đang phải đứng trước một đối thủ dễ dàng chinh phục công chúng rộng rãi: những phương tiện nghe - nhìn dễ tiếp cận hơn biết bao nhiêu! Có nhà phê bình đã đặt câu hỏi: việc gì mà phải đọc sách, trong khi chỉ cần bấm một nút, là đã có một xê ri phim trinh thám non-stop?
Thế nhưng điều này lại trở thành một cú hích cho sự đổi mới và bội thu của truyện trinh thám. Trước hết, nó cung cấp cho màn hình biết bao phim nổi tiếng: Sự im lặng của bầy cừu, Nữ phụ tá và bùa mê đàn ông…
Theo tổng kết của một chuyên gia về truyện trinh thám, sự bành trướng thần kỳ của thế hệ NET sẽ làm cảm hứng cho các tiểu thuyết gia những đề tài chưa từng có và đặc biệt độc đáo (…). Những đứa con của thiên niên kỷ thứ ba sẽ cho ta hưởng thụ loại siêu trinh thám, điều khiển học - trinh thám, trinh thám - manga (tiếng Nhật, có nghĩa: truyện tranh)... Những cuốn sách (ngày nay) phải đối diện với một công chúng tỉnh táo hơn, khó tính hơn, nói vắn tắt là "có học thức hơn" (M. Lebrun). Nhờ dịch thuật, độc giả Việt
Quả là đã qua rồi, cái thời mà nhân vật trung tâm của truyện, người hùng thám tử lại chỉ có kính lúp cầm tay cộng với trực giác như Sherlock Holmes. Tiểu thuyết trinh thám Anh cũ bị coi là quá đơn giản do chỗ dựa chủ yếu là những lời diễn giải và cuộc truy lùng những dấu vết thể chất để tìm ra "Whodunit" (nhại lại công thức tiếng Anh: Ai - đã - làm - việc đó).
Nơi ngự trị của các nữ hoàng
Qua lượng sách được dịch ở ta, độc giả khó nhận thấy một nét đổi mới đặc biệt hơn nữa là hiện nay, tiểu thuyết trinh thám đã được coi như mảnh đất ngự trị của những "nữ hoàng" - nữ tác giả nổi tiếng về những xê ri ăn khách nhất. Ở Việt Nam, không kể A. Christie, giờ đây truyện của Mary Higgins Clark có lẽ cũng đã được dịch tới dăm cuốn - một số lượng đáng kể ở Việt Nam, tuy không thấm tháp gì so với ấn lượng của bà trên thế giới. Bởi mỗi tác phẩm của bà được coi như "một cỗ máy khác thường tạo ra sự gay cấn hồi hộp". Tuy nhiên dù đã rất hiện đại, tác phẩm của bà vẫn dễ đọc ở ta (và vì vậy được dịch nhiều) do tình tiết ở đây vẫn chưa đi sâu vào những vấn đề khoa học cao siêu và hiện đại lắm. Người vợ bị rơi vào bẫy của người chồng tội phạm, những vụ đầu độc hàng loạt trong những nơi an dưỡng sang trọng, cặp vợ chồng đồng mưu bắt cóc một bé gái do ham muốn bệnh hoạn, những đêm Noel kinh hoàng… Hồi hộp, rùng rợn song chưa có sự can thiệp của một số tình tiết về kỹ thuật khoa học hiện đại nhất, hoặc của những thế lực đại diện cho chiến tranh, diệt chủng, khủng bố - giữa cá thể hoặc bộ tộc, tôn giáo…
Một số "nữ hoàng" hiện đại hơn và được thế giới tôn vinh không kém gì M.H. Clark lại không được dịch ở Việt
Cũng do truyện trinh thám, mà độc giả ở ta biết tới Kẻ - giết - người - hàng loạt. "Serial - Killer" được coi là một hiện tượng "đặc trưng Mỹ" bởi lẽ nơi đầu tiên phát hiện ra nó là Hoa Kỳ, vào những năm 80 của thế kỷ trước. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều tác gia Mỹ đã trở nên kiệt xuất trong lĩnh vực này. Điều lạ lùng hơn, là do tiểu thuyết của một nữ tác gia Mỹ mà lần đầu tiên cảnh sát đã dựa vào tác phẩm và nhân vật của bà, lần ngược lại và phát hiện ra kẻ tội phạm ẩn náu bao nhiêu năm, vốn chính là láng giềng một thời của nữ tác gia!
Hiện tượng này không phải độc nhất vô nhị. "Nữ hoàng" Patricia Cornwell cũng đã kế tục sự nghiệp trên, và không chỉ với một tác phẩm. Năm 2003, một cuốn truyện của bà đã trở thành một công trình điều tra, xác định thủ phạm của vụ án đã bị "đóng hồ sơ" từ đầu thế kỷ XX. Kẻ giết người hàng loạt từ năm 1888 được mệnh danh là Jack - gã mổ bụng lại chính là một họa sĩ nổi tiếng vào cuối thế kỷ XIX của Anh, y từng có những mối liên hệ với những tên tuổi lừng danh giới thượng lưu, có một lối sống khá bệnh hoạn.
Tờ New York Times ước tính nữ sĩ đã chi ra khoảng 6 triệu USD để mua những vật chứng còn lại của họa sĩ - kẻ giết người hàng loạt, để huy động một đội ngũ chuyên gia: nghiên cứu tranh của y (P. Cornwell đã mua 31 bức và… rạch ra xem xét); nghiên cứu ADN trên tem phong bì thư mà tên này đã gửi đi; tìm thêm bằng chứng giết người ở những vùng gã họa sĩ từng đi qua ngoài nước Anh, ở Italia, ở vùng biển Manche; mời bác sĩ giải phẫu tử thi làm cố vấn…
Năm 2006, tên tuổi của Cornwell lại xuất hiện trên trang nhất một số tờ báo lớn ở các nước, với cuốn Không nguyên cớ. Kể từ năm 1990, khi nhận được giải thưởng lớn với cuốn Sau cái chết, trung bình cứ một năm bà cho in một cuốn. Nhiều cuốn được dịch tới hơn hai mươi thứ tiếng, nhưng chưa dịch ở Việt
Trả lời tờ báo từng phong cho bà là "Nữ hoàng của truyện trinh thám Mỹ", khi được hỏi rằng "Cách nhìn thế giới của bà có phần nào phi nhân bản hay không", P. Cornwell đáp: "Tất cả những câu chuyện và các nhân vật của tôi thổi một luồng hơi thở nhân đạo vào những tình huống phi nhân nhất, do chúng chỉ ra rằng tang tóc và đau đớn đều có thực, rằng các nạn nhân không chỉ là những vật phụ tùng trang trí mà cái chết của họ chỉ là chuyện phụ so với cuộc săn đuổi kẻ giết người và khoa học". --PageBreak--
Như vậy trong khi sáng tác ra những xê ri truyện, các nữ tác gia đã đồng thời cắm được một loại nhân vật xuyên suốt nhiều tác phẩm, đó là sự trở đi trở lại của một thám tử siêu đẳng. Có điều, nghề thám tử, theo như tên một cuốn sách trước đây "cái nghề không phải của đàn bà", ngày nay đã đổi thay.
So với Mai Hương, bạn gái của Lê Phong trong Điếu thuốc lá, những chân dung hấp dẫn, vai trò trung tâm của nữ thám tử ngày nay đã khác xa vượt bậc. So với bà Marple của A. Christie, vốn rất quen biết ở ta, thì nữ điều tra viên Kay Scarpetta của P. Cornwell quả là rất trẻ trung và tiến một bước vượt bậc do làm việc với những phương tiện hiện đại nhất. Bản thân tác giả từng là kỹ thuật viên về tin học ở một viện nghiên cứu pháp y và trong một nhà xác nên không khí của nơi giải phẫu tử thi ám ảnh truyện của Cornwell. Đặc biệt, nữ tác gia đã có cảm hứng từ nữ giám đốc của Viện để hư cấu nên nữ thám tử của một xê ri truyện, Scarpetta.
Theo tâm lý học tội phạm, và cũng đúng như trong tiểu thuyết ngày nay, rất nhiều kẻ giết người hàng loạt lại thích chọn cho mình một đối thủ ngang tài ở phía những thám tử. Và cũng rất dễ hiểu, khi có những kẻ tội phạm siêu đẳng thường chọn nhân vật nữ thám tử lỗi lạc và xinh đẹp của P. Cornwell, của E. George để chơi trò mèo vờn chuột.
Những nữ tác gia trinh thám ngày nay cũng có thể đáng gọi là "nữ hoàng" bởi sự giàu có của họ - không phải do thừa kế ngôi báu, tất nhiên, mà do sách bán chạy. Hơn nữa, một số tác gia tên tuổi lại không kém gì các nữ hoàng về nhan sắc. Chân dung của P. Cornwell, với mái tóc vàng và cặp mắt trong xanh, đã chiếm bao nhiêu trang đầu của các tờ báo lớn. Dẫu đã có sách viết đề tặng cho các cháu mình, nhưng ảnh của M.H. Clark, sang trọng và lộng lẫy, vẫn được phóng to chiếm hết trang bìa một số cuốn, để tăng sức hấp dẫn cho cuốn sách. Sách dịch ở ta đã bỏ qua chiêu quảng cáo này.
Bảy mươi bảy tuổi, cặp mắt xanh vẫn trong vắt, sách của M.H. Clark được dịch ra trên 30 thứ tiếng và ấn phẩm cao tới 100 triệu bản vào năm 2004.
Câu hỏi còn để ngỏ…
Tổng quát lại bức tranh về truyện trinh thám ở Việt
Những cuốn như thế, hoặc cuốn Nữ phụ tá và bùa mê đàn ông (được dịch từ năm 2004) chứng tỏ độc giả Việt
Có điều chắc chắn là, nếu Bill Gates tuyên bố giờ đây là kỷ nguyên của điện tử, thì rất nhiều chuyên gia về truyện trinh thám cũng khẳng định: Ngày nay, muốn đối địch được với một loạt tội ác kinh hoàng và loại giết người hàng loạt vươn tới cỡ huyền thoại phải có một đội ngũ thám tử được trang bị siêu đẳng, mà "duy chỉ có tin học mới có thể đạt được tới đích" (J.P. Deloux). Ta có thể thấy điều này qua một cuốn như Nữ phụ tá và bùa mê đàn ông: đã có cả một phụ lục giải thích những thuật ngữ và kỹ thuật khoa học hiện đại ở cuối sách…
Độc giả Việt