Tổng thống đắc cử Pháp Emmanuel Macron: Từ vô danh đến... vụt sáng
- Những lý do giúp ông Macron đắc cử Tổng thống Pháp
- Hai ứng viên Tổng thống Pháp đã bỏ phiếu
- Bầu cử Tổng thống Pháp: Kịch tính đến phút chót
Như vậy, ông sẽ tiếp quản Điện Elysee từ Tổng thống Francois Hollande và sẽ trở thành tổng thống trẻ tuổi nhất trong lịch sử Pháp sau khi chính thức nhậm chức vào ngày 14-5. Emmanuel Macron là một nhân vật trung dung nhưng mang bên mình nét cứng cỏi và táo bạo không ngờ.
Từ trước tới nay, Emmanuel Macron luôn theo đuổi chính sách “thân châu Âu”, lên án tư tưởng bài xích, phân biệt chủng tộc, đồng thời là nhân vật ủng hộ một Liên minh châu Âu (EU) thống nhất, hội nhập đa phương và nền kinh tế thị trường.
Từng là doanh nhân, ông theo đuổi quan điểm biến nước Pháp trở nên thân thiện hơn trong lĩnh vực thu hút đầu tư, quan tâm phúc lợi và quyền của người lao động. Tham vọng “thay đổi nước Pháp” của chính trị gia này được thể hiện qua lời kêu gọi người dân hãy tin tưởng vào châu Âu thay vì sợ hãi.
Tham vọng thay đổi
Từ một ứng viên ít kinh nghiệm chính trường, Emmanuel Macron đã “lấy lòng” hàng triệu cử tri Pháp để trở thành tổng thống trẻ nhất lịch sử. Ông sinh ngày 21/9/1977 trong một gia đình trung lưu ở thành phố phía bắc Amiens (Pháp), có bố là giáo sư thần kinh học và mẹ là bác sĩ.
Ông Macron tốt nghiệp chuyên ngành thanh tra tài chính tại Đại học Sciences Po ở Paris, và làm thanh tra tài chính tại Bộ Kinh tế Pháp từ năm 2004 đến năm 2008. Sau đó, ông chuyển sang làm nhân viên chuyên mảng đầu tư tại Ngân hàng Rothschild & Cie Banque.
Emmanuel Macron sẽ chính thức bước vào Điện Elysee với tham vọng “Thay đổi nước Pháp”. |
Trong suốt khoảng thời gian từ năm 2009 - 2013, ông Macron tham gia vào nhiều thương vụ M&A, tiêu biểu nhất là thương vụ Nestle mua lại một phần của Pfizer đã đưa ông trở thành triệu phú.
Trên thực tế, Emmanuel Macron đã chọn cho mình một con đường sững sờ với những thành kiến, lối suy nghĩ, đối nghịch với niềm tin tôn giáo vốn là thành trì ở tỉnh nhỏ. Ông gợi lên hình ảnh trẻ trung, năng động của Tổng thống Mỹ Kennedy. Con người này ít vuốt ve hay mị dân, xác định khế ước xã hội giữa người dân và lập pháp, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân.
Macron đã thuyết phục được đông đảo giới tuổi từ 19-49, thành phần năng động và hăng hái nhất, xây dựng niềm tin vào một thế hệ chính khách Pháp hoàn toàn mới. Bên cạnh đó, Macron cũng không xa rời hình ảnh một Barack Obama kéo hai phần đen - trắng của nước Mỹ lại gần nhau.
Macron được coi là ẩn số bí mật trong cuộc bầu cử tổng thống nặng tính truyền thống. Ông có sức hút đặc biệt với cử tri Pháp với những hứa hẹn thay đổi phong cách điều hành và cam kết thay đổi đời sống, kinh tế, xã hội của Pháp.
Ông Marcon có quan điểm kiên định về các vấn đề xã hội, kể cả về tự do thực hành tôn giáo trong một quốc gia thế tục, sự bình đẳng và nhập cư. Việc ông thành lập phong trào “El Marche!” (Tiến lên!) - một cánh trung dung mới vượt qua ranh giới tả hữu - được cho là góp phần đổi mới nền chính trị nước Pháp.
Với mong muốn cải cách nước Pháp, ông Macron đề xuất đầu tư công 50 tỷ euro, cắt giảm 60 tỷ euro thâm hụt ngân sách trong thời gian 5 năm, giảm 120.000 việc làm công chức nhà nước, giảm sự trợ cấp tài chính từ trung ương cho các chính quyền địa phương.
Ngoài ra, ông Macron cũng muốn xóa bỏ các loại thuế, phí đối với những người hưởng lương tối thiểu hay bỏ hoàn toàn trợ cấp thất nghiệp nếu người thất nghiệp hai lần từ chối nhận công việc mới.
Trong lĩnh vực giáo dục, ông Macron đề xuất tuyển thêm 4.000 - 5.000 giáo viên mới, tăng sự tự chủ cho các cấp địa phương trong việc sắp xếp lịch học và nghỉ, tăng trợ cấp cho các giáo viên giảng dạy ở các khu vực ưu tiên và cấm hoàn toàn điện thoại di động trong khu vực trường học cấp 1 và cấp 2.
Về an ninh, ông cho rằng cần tuyển thêm 10.000 cảnh sát và hiến binh, tạo thêm 15.000 chỗ giam giữ trong các nhà tù, đồng thời xây dựng một lực lượng 5.000 cảnh sát biên phòng để tuần tra các đường biên giới châu Âu. Ông Macron có quan điểm mở cửa với người tị nạn, chủ trương tăng ngân sách quốc phòng và vẫn duy trì mối quan hệ giữa Pháp với NATO.
Là người ủng hộ mạnh mẽ hợp tác và liên kết châu Âu, Emmanuel Macron mong muốn tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP theo yêu cầu từ NATO, lập một quỹ tài trợ nghiên cứu trang bị quốc phòng chung cho châu Âu và lập một tổng hành dinh thường trực của châu Âu về quốc phòng.
Theo chính khách này, mối quan hệ Pháp - Đức mang tính sống còn để vực dậy châu Âu. Sau cuộc bầu cử tháng 9-2017 tại Đức, ông Macron gợi ý với chính phủ rằng tất cả các thành viên EU ký kết một hiệp ước dân chủ nhằm “siết chặt đội ngũ và loại bỏ các nước có xu hướng ly khai”.
Ưa thích nổi loạn
Khi mới 15 tuổi, Macron có tình cảm với giáo viên trung học Brigitte Trogneux hơn ông 24 tuổi. Họ gặp nhau ở La Providence - một trường tư thục ở Amiens.
Trogneux là giáo viên dạy tiếng Latin, tiếng Pháp và dạy kịch. Macron lúc đó say mê văn học Pháp và là một học sinh ưu tú. Họ gặp nhau trong một vở kịch của trường mà Macron đóng vai chính. Không chút ngại ngùng, ông đã đề nghị Trogneux - khi đó đã là bà mẹ 3 con - cùng ông phóng tác một vở hài kịch. Trogneux sau này thừa nhận mình đã bị chinh phục bởi trí tuệ của Macron. Cả hai đều cảm nhận được sự gắn kết tự nhiên giữa hai người.Chuyện tình lãng mạn giữa Macron và cô giáo Trogneux hơn ông 24 tuổi đã tốn không ít giấy mực của báo chí Pháp. |
Tuy gia đình Macron gửi ông đến một trường dành cho tầng lớp tinh hoa ở Paris để tách xa cô Trogneux nhưng Macron kiên quyết không từ bỏ khi hai người vẫn nói chuyện hàng giờ qua điện thoại.
Chuyện tình lãng mạn giữa Macron và cô giáo hơn 24 tuổi đã tốn không ít giấy mực của báo chí Pháp. Một số người không tin vào mối quan hệ này dù cặp đôi nhiều lần xuất hiện trên các tạp chí danh tiếng.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo chí, Trogneux tiết lộ Macron hứa sẽ lấy bà làm vợ vào năm Macron mới 17 tuổi. Khi Macron tròn 18, Trogneux đã ly dị chồng và chuyển tới Paris sống cùng ông.
Tháng 10-2007, Trogneux đã 53 tuổi và Macron mới chỉ 30 kết hôn tại thị trấn Le Touquet và sống trong biệt thự sang trọng của Trogneux tại đây. Đến năm 2015, Trogneux nghỉ dạy học để hỗ trợ Macron khi đó là Bộ trưởng Kinh tế Pháp.
Sau khi kết hôn, Macron trở thành cha dượng của ba người con, bao gồm con trai Sebastien - người lớn hơn ông 2 tuổi. Macron và Brigitte không có con chung nhưng Macron đã trở thành ông của 7 đứa cháu của vợ.
Trong quá trình tranh cử tổng thống, bà Brigitte đóng vai trò phụ tá của chồng, hỗ trợ và giúp ông soạn thảo các bài phát biểu. Macron từng tuyên bố, phu nhân Brigitte sẽ có một vai trò trong chính quyền nếu ông trở thành tổng thống.
Không chỉ chuyện hôn nhân đầy thú vị, chính sự nghiệp còn khá non trẻ của Emmanuel Macron khiến dư luận càng thêm tò mò. Trên thực tế, ông chỉ mới chính thức theo nghiệp chính trị hơn 5 năm. Ông từng là thành viên đảng Xã hội năm 2006, nhưng tách ra làm chính trị gia độc lập năm 2009.
Năm 2012, ông làm cố vấn cấp cao cho Tổng thống Francois Hollande, đi đầu trong thúc đẩy việc thông qua những cải cách thuận lợi cho doanh nghiệp bất chấp sự phản đối của quốc hội. Động thái gây tranh cãi nhiều nhất là khi ông cam kết cắt giảm thuế và tệ nạn quan liêu, cho phép các công ty thương lượng lại kế hoạch làm việc 35 giờ/tuần và giúp các công ty thuê hoặc sa thải nhân viên dễ dàng hơn.
Emmanuel Macron không chịu bó buộc trong đảng Xã hội của ông Hollande khi từ chức vào tháng 4/2016 và đứng ra thành lập phong trào “El Marche!” của riêng mình. Chỉ trong 18 tháng kể từ khi thành lập, đảng của ông Macron đã có hơn 250.000 thành viên đăng ký, bất chấp nhiều ý kiến cho rằng ông sẽ thất bại và đảng này sớm tan rã. Sự việc khiến chính trường Pháp trở nên... căng thẳng.
Ngay sau khi thành lập “El Marche!”, ông Macron gửi cho ông Hollande - người được coi như cha đỡ đầu về mặt chính trị - một tin nhắn: “Tôi vừa lập một phong trào dành cho giới trẻ, rất mới lạ và đặc biệt”.
Ông Hollande chấp nhận, không hào hứng gì, nhưng cũng không hề nghi kị. Cho đến tận thời điểm này, mối quan hệ Macron - Hollande vẫn là một trong những chủ đề bí ẩn nhưng nhiều sức hút nhất đối với những ai quan tâm đến nội tình chính trường Pháp.
Những nhân vật thân cận của Hollande kể lại trên mặt báo rằng ông Hollande đã lặng người khi nghe tin Macron từ chức Bộ trưởng Kinh tế, và rồi chỉ thốt lên một câu: “Macron đã phản bội tôi một cách quá bài bản”.
Điều thú vị là tân tổng thống chỉ thực sự được công chúng quan tâm khi ông “nổi loạn” chống lại đảng Xã hội mà ông đang tham gia. Giờ đây, Macron, từ một người hoàn toàn vô danh, bỗng “vụt sáng” trở thành tổng thống trẻ nhất lịch sử Pháp.
Dù cay đắng đến mấy, ông Hollande vẫn không ghét bỏ được Emmanuel Macron. Từ kín đáo đến công khai, rất nhiều nhân vật thân cận trong chính quyền của ông Hollande đều bật đèn xanh ủng hộ Macron, và tin rằng chính khách trẻ tuổi này, nhờ sự thông minh, nhiệt huyết và phá cách, sẽ khuấy động chính trường Pháp;
Tuy nhiên, nhiều trách nhiệm nặng nề đang chờ đón ông Macron ở phía trước. Trên chính trường, ông Macron là một gương mặt mới nên không hề dễ dàng trong “sân chơi” này. Ông sẽ tiếp nhận một quốc gia có hệ thống chính trị đang hỗn loạn và có thể quay lưng lại với châu Âu.
Muốn thay đổi Pháp thì ông Macron phải tìm cách “chữa lành” một đất nước bị chia rẽ sâu sắc. Trong vai trò tổng thống, ông Macron cần phải làm rõ rằng cuộc cải cách của Pháp đi cùng với sự tiến bộ ở châu Âu. Nhưng để thực hiện những lời hứa của mình, ông cần sự trợ giúp của quốc hội và một chính phủ hợp tác cùng sự hỗ trợ của những quốc gia châu Âu khác.
Emmanuel Macron sẽ khó có thể đưa ra bất cứ quyết sách nào vì ông không có bất cứ một cỗ máy đảng phái nào hậu thuẫn hay sự hỗ trợ từ nội các Pháp và thậm chí là cả hai...