Franklin D.Roosevelt: Tổng thống thời khủng hoảng
Tới ngày 30/1/2012 sẽ là kỷ niệm 130 năm ngày sinh của ông (FDR sinh năm 1882). Ở thời điểm tệ hại nhất của cuộc Đại suy thoái tại Mỹ, trong cuộc bầu cử ngày 8/11/1932, FDR thuộc đảng Dân chủ đã vượt lên trên đối thủ của đảng Cộng hòa là đương kim Tổng thống lúc đó Herbert Hoover một tỉ lệ phiếu rất đáng kể cả ở số phiếu phổ thông (57% so với 40%) lẫn ở số phiếu đại cử tri (472 so với 50).
Làm theo ý của mình
FDR sinh ra tại thị trấn Hyde Park trong thung lũng sông
Vị Tổng thống tương lai của nước Mỹ lớn lên trong một môi trường nhung lụa và quyền quý. Bà nội của ông, Mary Rebecca Aspinwall, là chị em họ với phu nhân của vị Tổng thống Mỹ thứ 5 James Monroe. Ông ngoại của FDR là hậu duệ của một trong những nhà lập quốc đến đất Mỹ trên tàu Mayflower… Có giai thoại kể rằng, khi FDR lên 5 tuổi, cậu bé được cha mình mang theo vào Nhà Trắng và được gặp nguyên thủ quốc gia lúc đó là Grover Cleveland. Vị Tổng thống Mỹ thứ 22 đã mệt mỏi với chức phận khó khăn của mình đã kiệu cậu khách tí hon lên và dặn: “Anh chàng bé nhỏ của tôi, tôi chúc cháu một điều lạ thường. Nhớ đừng bao giờ làm Tổng thống nước Mỹ nhé!”.
Lớn lên, FDR đã không làm theo lời khuyên đó. Nói chung, trong suốt cuộc đời của mình, ông luôn chỉ tuân theo tiếng gọi của chính bản năng và lý trí của riêng mình. Ngay cả khi chọn vợ, ông cũng không chấp nhận lời khuyên của mẹ và đã cưới người con gái là cháu gọi bằng chú năm đời của mình làm vợ, Eleanor Roosevelt (ông còn có người anh em họ năm đời, Theodor Roosevelt là vị Tổng thống thứ 26 của nước Mỹ).
Mẹ ông, một người đàn bà độc đoán, đã rất phản đối cuộc hôn nhân này nhưng FDR vẫn cương quyết bảo vệ sự chọn lựa của mình và nói với mẹ: “Con biết việc con làm sẽ gây cho mẹ một nỗi đau như thế nào nhưng con hiểu tâm trí của con, con hiểu nó từ lâu và con hiểu rằng con sẽ không bao giờ nghĩ khác!”.
Trong đám cưới của ông, được tổ chức ngày 17/3/1905, đã có mặt của đương kim Tổng thống Theodor Roosevelt, đồng thời cũng là chú của cô dâu… Tình yêu của đôi vợ chồng trẻ rốt cuộc cũng làm cho bà mẹ của vị Tổng thống tương lai xúc động và bà đã mua cho họ một ngôi nhà để họ chung sống. Cuộc hôn nhân dài lâu này đã mang lại FDR 6 người con… Tất nhiên, là một người đàn ông giỏi giang và hào hoa, FDR cũng có “những phút giây ngoài chồng ngoài vợ” rất lãng mạn nhưng cho tới cuối đời, ông vẫn duy trì được nếp sống gia đình yên ấm…
Và cũng phải nói rằng, Eleanor Roosevelt rất xứng danh “đệ nhất phu nhân Mỹ quốc” vì bà đã thực sự trở thành “tai và mắt” của chồng, tham gia tích cực vào các chiến dịch vận động tranh cử của FDR, giúp chồng củng cố sự thống nhất trong nội bộ đảng Dân chủ và thực sự trở thành một nhà hoạt động xã hội rất hiệu quả.
Vượt trên tật nguyền
Tháng 8/1921, trong lúc đang đi nghỉ phép ở đảo Campobello thuộc tỉnh New Brunswick, Canada, FDR đã có một lần đi tắm trong nước lạnh. Về phòng, ông đã bị tê chân đến mức gần như bại liệt. Những nỗ lực tập luyện sau đó đã không giúp ông phục hồi lại được các chức năng tự nhiên. Những thanh sắt kẹp vào hông và chân chỉ có thể giúp cho FDR tự mình tập bước đi trong những khoảng cách ngắn với sự trợ giúp của một cây gậy. Chỉ ở những nơi riêng tư, ông mới sử dụng xe lăn.
Ông cũng đã có thể “trình diễn” cảnh tự mình lái xe với một bộ điều khiển tay đặc biệt được lắp vào xe riêng của ông… May mắn là thời đó các phương tiện truyền thông chưa phát triển nên công chúng rất khó biết được thực trạng tình hình sức khỏe của vị Tổng thống thứ 32.
Càng khó, càng hay
FDR là mẫu mực của những chính khách biết lợi dụng những khó khăn chung để làm bật lên những thế mạnh của mình. Trong bối cảnh Đại suy thoái đang hoành hành dữ dội năm 1932, ông đã biết đưa ra những lời hứa rất hào nhoáng nhưng cũng mang tính khả thi: “Tôi xin hứa sẽ xây dựng chính sách kinh tế xã hội mới cho nhân dân Mỹ. Tất cả chúng ta ở đây hãy tự coi mình là những người đề xướng ra một trật tự mới, một trật tự của tài năng và sự can đảm. Điều này còn hơn cả một chiến dịch chính trị, đó là lời kêu gọi nhập ngũ. Hãy cho tôi sự giúp đỡ của các bạn, không chỉ sự giúp đỡ để thắng phiếu, mà để chiến thắng trong chiến dịch phục hồi nước Mỹ, cho nhân dân Mỹ…”.
Mặc dù thể trạng không quá khả quan nhưng trong quá trình vận động tranh cử, FDR đã thực hiện được gần 60 bài diễn văn trước công chúng, trong đó có tới 27 bài rất quan trọng với tinh thần “Hãy đá bay Đại suy thoái bằng một lá phiếu cho đảng Dân chủ!”. Khẩu hiệu của ông là: Chính sách Kinh tế mới (New Deal). Kết cục là ông đã chiếm được thế thượng phong.
Khi FDR tuyên thệ nhậm chức vào ngày 4/3/1933, một ngày u ám, nước Mỹ gần như đang chìm dưới đáy của cuộc Đại suy thoái. Tỉ lệ thất nghiệp lên tới 25% số người trong độ tuổi lao động (khoảng 13 triệu người). Nông phẩm hạ giá tới 60%. Sản xuất công nghiệp chỉ còn hơn một nửa so với cùng kỳ năm 1929. Hai triệu người vô gia cư. Vì thiếu việc làm nên các tổ chức tội phạm và giới sống ngoài pháp luật ngày càng gia tăng.
Chiều ngày 4/3/1933, tất cả ngân hàng tại 32 trên 48 tiểu bang cũng như Đặc khu Columbia đều đóng cửa. Ngày 5/3/1933, Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại New York không thể mở cửa, do khách hàng hốt hoảng rút một khối lượng lớn tiền mặt trong những ngày trước đó…
Trong diễn văn nhậm chức, FDR đã quy trách nhiệm gây nên khủng hoảng cho các ông chủ ngân hàng và doanh nhân tài chính, lòng hám lợi và nền tảng vị kỷ của chủ nghĩa tư bản: “Đã tới lúc phải nói ra sự thật, tất cả sự thật một cách công khai và dũng cảm. Chúng ta cũng không được lảng tránh việc đưa ra đánh giá trung thực về tình cảnh mà đất nước của chúng ta đang lâm vào…”.
Ông nhấn mạnh: “Điều duy nhất mà chúng ta phải sợ hãi, đó là chính sự sợ hãi phi lý, vô diện, sự sợ hãi không thể được biện hộ đang làm tê liệt những nỗ lực cần thiết để biến tháo lui thành tấn công”.
Ông “vạch mặt chỉ tên các tội đồ”: “Chính yếu là vì những ông vua nắm giữ giao dịch tài chính của nhân loại đã thất bại vì quá ngoan cố và bất tài, đã thừa nhận thất bại và đã từ ngôi. Cung cách làm ăn của những kẻ đổi bạc vô lương tâm này vẫn còn bị cáo buộc trước tòa án công luận, bị lương tri và trí tuệ của con người bác bỏ. Sự thật thì họ đã cố gắng nhưng những nỗ lực của họ lại rơi vào phương thức của một thói quen lỗi thời. Khi đối mặt với khủng hoảng tín dụng họ chỉ biết đề nghị cho mượn thêm nhiều tiền. Bị mất trắng vì cám dỗ của lợi nhuận mà theo đó họ cũng đã gây ra thiệt hại cho nhân dân ta theo con đường sai lạc của họ, lúc đó họ lại tìm đủ mọi cách để che đậy bằng cách kêu gọi thiết tha xây dựng lại lòng tin... Những kẻ đổi bạc đã bỏ trốn khỏi ngôi cao của mình trong ngôi đền văn minh của chúng ta. Chúng ta bây giờ có thể trùng tu lại ngôi đền này trở về trạng thái chân lý xưa. Biện pháp trùng tu ngôi đền mà chúng ta nên áp dụng là nằm trong phạm vi giá trị xã hội hơn là chỉ từ lợi nhuận của tiền bạc”.
Tìm được đúng “thủ phạm” nên FDR đã nghĩ ra được các biện pháp giải cứu thích đáng. Ông đã đưa ra được một kế hoạch cứu trợ hợp lý, trong đó có cả việc tiếp tục chương trình cứu trợ của người tiền nhiệm là cựu Tổng thống
Ông cũng vận động được Quốc hội dành cho Ủy ban Thương mại Liên bang quyền lực nới rộng nhằm lập ra các qui định kiểm soát và cung cấp cứu nguy tài chính cho hàng triệu nông gia và chủ sở hữu nhà. FDR còn cho mở rộng Tập đoàn Tài chính Tái thiết do cựu Tổng thống
Những kết quả khả quan đạt được trong nhiệm kỳ đầu đã giúp cho FDR tái đắc cử trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng tháng 11/1936. Càng ngày, FDR càng tự tin hơn trong các hoạt động của mình và tiếp tục thắng cử trong các cuộc bầu cử Tổng thống năm 1940 và 1944.
Trong diễn văn nhậm chức lần thứ tư ngày 20/1/1946, FDR đã nhấn mạnh: “Chúng ta đã học được một cách đơn giản như Emerson đã nói, cách duy nhất để có bạn là trở thành một người bạn!”. (Ralf Emerson là nhà thơ Mỹ nổi tiếng thế kỷ XIX)…
Cũng phải nói rằng, công việc quốc gia đại sự đã hủy hoại sức khỏe vốn dĩ đã không lấy gì làm tốt của FDR. Và ông đã đột ngột qua đời ngày 12/4/1945. Cái chết của ông đã gây sốc và thương tiếc khắp nước Mỹ cũng như trên thế giới