Dĩ bất biến, ứng vạn biến
Trong một không gian nên thơ trên hồ Trúc Bạch, ông Vũ Xuân Hồng xuất hiện trên sân khấu cùng những người thầy, người bạn của mình như Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng, nhà sử học Dương Trung Quốc, Đại sứ Ngô Quang Xuân… và cùng hát vang các ca khúc về nước Nga xinh đẹp một thời họ đã gắn bó, trưởng thành bằng một giọng hát trầm ấm.
Tôi từng rất ngưỡng mộ ông và đọc đâu đó rằng, Vũ Xuân Hồng là một con người cực kỳ thông minh trong công tác đối ngoại nhân dân (ĐNND) và giỏi nhiều loại ngoại ngữ: Tiếng Nga, Anh, Italia, Tây Ban Nha… Hơn 40 năm tuổi Đảng và hơn 40 năm làm công tác ĐNND, thành công của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn cương nhu, bản lĩnh hòa hiếu dân tộc, được vạch đường chỉ lối dưới tư tưởng HCM và một chính đảng vì dân với phương châm rất sâu sắc: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến".
Công tác ĐNND có vai trò đột phá, củng cố, bổ sung và tạo cơ sở xã hội nền tảng quần chúng cho quan hệ các quốc gia, các dân tộc, góp phần quan trọng vào việc kiến tạo, củng cố môi trường hòa bình, tạo dựng hình ảnh quốc tế của đất nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nay, ĐNND không còn là của các chính khách quốc gia, của các nhà ngoại giao chuyên nghiệp, của các doanh nghiệp mà đã trở thành sứ mệnh, mệnh lệnh, yêu cầu của cuộc sống đối với từng công dân dù ở chốn thôn quê hay nơi thành thị.
Vũ Xuân Hồng sinh ra và lớn lên trong một gia đình có cha là bộ đội, mẹ là một người phụ nữ cần mẫn, biết cách yêu thương, động viên chăm chồng con từng bữa ăn, giấc ngủ ở mảnh đất giàu truyền thống Ninh Bình.
Tốt nghiệp cấp III, dù rất muốn ra chiến trường cùng bạn bè chiến đấu bảo vệ Tổ quốc nhưng số phận lại chọn ông là một trong số những người được cử sang nước Nga học tập để trở về phục vụ Tổ quốc. Ngày ra đi, Vũ Xuân Hồng lưu luyến tiễn một vài người bạn lên đường, cũng gạt nước mắt phân li khi biết tin một vài người bạn đã ngã xuống nơi chiến trường đạn bom.
Ông thầm nghĩ, cái cách nghĩ chân tình của những người đã sống một thời khói lửa, đó là phải học tập, cống hiến cho cả những người bạn yêu thương của mình đã để lại tuổi thanh xuân nơi chiến trường kia. Sang nước Nga, ông là một trong những sinh viên xuất sắc và đã có những cống hiến ngay khi mới học năm thứ 2 đại học.
Năm đó, Vũ Xuân Hồng 19 tuổi, nhưng ông đã được Đại sứ quán của ta tại Nga mời đến để dịch các tài liệu, các bộ phim tài liệu, phim truyện về chiến tranh giải phóng của Nga như "Mặt trời trên sa mạc", "Những ngày bình lặng trên sông Đông"… để kịp chuyển về nước nhằm khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta. Về nước, ông được phân công về Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để làm một cán bộ Ban Quốc tế phụ trách đối ngoại khu vực châu Âu và Liên Xô.
Đến năm 1977, năm đó ông 27 tuổi, một bước ngoặt cuộc đời đã đến với Vũ Xuân Hồng, khi ông được giao nhiệm vụ làm Phó Chủ tịch Hội Sinh viên thế giới hơn 3 năm tại Praha, Tiệp Khắc. Những đồng chí làm nhiệm vụ này, trước đó đã là những cựu trào trong ngành ngoại giao, Vũ Xuân Hồng vừa mừng vui, vừa lo lắng nhận nhiệm vụ khi chỉ mới là chuyên viên tập sự non nớt mới bước vào đời.
Ông bảo, đó là quãng thời gian đầy gian khó đối với cuộc đời ông nhưng cũng đã cho ông mọi bài học kinh nghiệm về công tác ĐNND khi ở trong hoàn cảnh xa sự chỉ đạo của Trung ương, tự học và khẳng định mình trước mặt bè bạn để thúc đẩy toàn bộ phong trào đoàn kết ủng hộ, bảo vệ Việt Nam trong phong trào sinh viên thế giới.
Ông kể rằng, khi ông được mời vào Ban thư ký của Hội Sinh viên thế giới, thì các bạn trong tổ chức đã nói đùa với với ông: "Dưới 30 tuổi, chưa ai được vào ngưỡng cửa này". Lúc đó, Vũ Xuân Hồng đã nói: "Xin lỗi tất cả các bạn, vì tôi là người Việt
Đầu năm 1981 Vũ Xuân Hồng về nước làm Phó ban rồi quyền Trưởng ban quốc tế Trung ương Đoàn kiêm Trưởng ban chỉ đạo công tác thanh niên trên công trường công trình thủy điện Sông Đà, một công trình xung kích của thanh niên sống động nhất của đất nước thời đó. Chính trong cuộc sống cần lao, ông hiểu hơn về con người lao động, về tình bằng hữu keo sơn.
Ông cũng là người đã vinh dự được mời dịch ra tiếng Nga bức tâm thư của các công nhân Xô-Việt trên công trình thủy điện Sông Đà gửi tới thế hệ mai sau sẽ được mở sau một thế kỷ. Năm 1987 ông được bầu làm Bí thư phụ trách đối ngoại của Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. 5 năm sau, ông được chuyển về công tác tại Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam, được bổ nhiệm về vị trí Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch cho đến nay.
Là một người gắn bó với công tác ĐNND trong nhiều năm liền, Vũ Xuân Hồng cho rằng, nghệ thuật trong ĐNND của người Việt, cũng là bản tính của người Việt bao đời là biết quý trọng hòa hiếu, vị tha, ý thức trọn vẹn được cái giá phải trả để có hòa bình.
Chúng ta có nhiều truyền thống nặng tình nghĩa như "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Bầu ơi thương lấy bí cùng", cộng với nét văn hóa rất cầu thị, chân thành và mộc mạc nhưng tế nhị như "Thật thà là cha quỉ quái", "Lời nói không mất tiền mua"… đã khiến cho kẻ thù cũng phải cúi đầu bởi phẩm chất "Đem đại nghĩa thắng hung tàn. Lấy chí nhân thay cường bạo". Yêu chuộng hòa bình và tình nghĩa chính là gốc và cũng là cái đích của nhân sinh.
Ông kể lại câu chuyện cảm động mà ông đã được chứng kiến trong những năm tháng làm công tác ĐNND: "Năm 2000, lần đầu tiên vợ chồng một tổng thống Mỹ tới thăm Việt
Ông Vũ Xuân Hồng được coi là người có những quyết sách ngoại giao thông minh và hợp lòng trên dưới. Với tư cách là một lãnh đạo trong ngành ĐNND tại Liên hiệp Hữu nghị, ông đã góp phần quan trọng giúp nhân dân thế giới hiểu được Việt Nam là biểu tượng của lòng yêu hòa bình, đoàn kết, hữu nghị trên toàn thế giới.
Ngày nay, chúng ta đã có một mạng lưới bạn bè quốc tế mới cho một Việt
Những người đàn ông phong sương từng đi qua một cuộc chiến đẫm máu bỗng tưng bừng, hớn hở sát cánh bên nhau suốt chặng đường dài. Nay họ là những người cha, người anh, người bạn… và trái tim họ muốn quên đi những đêm đen tối trong lịch sử quan hệ hai nước.
Trong những người lính đó có không ít người có địa vị cao trong xã hội Mỹ như các thượng nghị sĩ John McCain, John Kerry. Trước khúc ngoặt lịch sử quan hệ là Mỹ bãi bỏ cấm vận Việt
Những hoạt động này không chỉ tạo dư luận mở đường cho chính khách mà còn dẫn dắt họ tiến gần hơn lời ước nguyện của tấm lòng nhân dân của hai nước. Còn nhớ, cách đây không lâu, bà mẹ của người lính 21 tuổi đã hy sinh tại Việt Nam Daniel Cheney đã sáng lập ra tổ chức "Peace Trees Vietnam" (Cây hòa bình Việt Nam), một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh, rà phá bom mìn tại tỉnh Quảng Trị để như là cách bà muốn làm việc gì đó để chuộc lại lỗi lầm của người Mỹ và giúp đỡ người Việt Nam - những người mà bà biết chắc cũng phải chịu đựng những mất mát, đau khổ vì chiến tranh như gia đình của bà.
Tổng cộng đã có hơn 100ha đất sạch bom mìn và vật liệu chưa nổ và 70 nghìn cây xanh được trồng, hàng trăm ngôi nhà đã được xây dựng, nhiều trường học, bệnh xá, nhà trẻ được kiến tạo lại, cuộc sống của những người bị ảnh hưởng bởi bom mìn, nhất là trẻ em, đã được hỗ trợ Quảng Trị. Mới đây, bà đã ủng hộ xây dựng một thư viện mang tên "Daniel" tại một xã của tỉnh Quảng Trị như là cách bà muốn linh hồn đứa con trai yêu thương của mình được hồi sinh một lần nữa tại một mảnh đất của hòa bình, của cây xanh quanh năm nở hoa, đơm trái.
Ông Vũ Xuân Hồng nói rằng, ngày xưa, khi còn là một cậu học sinh lớp 9, trong một lần ngồi giã gạo cùng mẹ, ông đã ôm lấy mẹ mà thủ thỉ rằng: "Mẹ ơi, lớn lên con sẽ làm bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ!" vì mẹ ông thường xuyên bị đau ốm. Có lẽ bởi cuộc sống xưa kia quá vất vả đã đè nặng lên vai người phụ nữ đã khiến cho cậu con trai hiếu thảo mơ hồ cảm nhận được nỗi nhọc nhằn của mẹ. Nhưng rồi, số phận đã đưa ông đi theo một con đường không định sẵn và cũng không phải chỉ trải toàn hoa hồng. Có vấp ngã, có gian nan thì con người mới lớn khôn trưởng thành.
Ông đọc một câu thơ đã thuộc nằm lòng của người bạn thơ Hồng Thanh Quang: "Mẹ là người đàn bà đầu tiên, người đàn bà sau cuối, không bao giờ phản bội". Dù được coi là thành công trên con đường đối ngoại, nhưng cho đến bây giờ, mỗi lần đơn độc trên chặng đường nhiều thử thách của mình, ông ngồi yên lặng lại trong một gian phòng có thể nhìn ra mặt Hồ Tây cuộn sóng, nghĩ về lòng mẹ, thủ thỉ một điều gì đó cho riêng mình, để khẳng định rõ một điều, công tác ĐNND thực chất là cuộc trùng phùng của tình người, của nguyên tắc "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Hồ Chủ tịch. Nó là đích cao nhất của cõi nhân sinh trong tâm hồn của những người con đất Việt