Nhà báo Yên Ba: Càng nồng nhiệt... càng lạnh lẽo
Theo tôi hiểu, một bộ phận những người làm báo về điện ảnh ở Việt
PV: Thưa anh, là một nhà báo nhiều năm quan tâm đến các hoạt động văn hóa nghệ thuật nói chung và điện ảnh nói riêng, anh có cảm giác gì khi chứng kiến Giải thưởng Cánh diều vàng với một bên là sự rầm rộ quảng bá và tường thuật của tất thảy các phương tiện thông tin đại chúng, và một bên là sự thờ ơ đến kinh ngạc của công chúng?
Nhà báo Yên Ba (YB): Tôi cho rằng lễ trao giải "Cánh diều vàng" là một show diễn của truyền hình. Bởi vì trước đêm trao giải, mỗi người tham dự đã có trong tay danh sách giải thưởng. Chính những người trong cuộc chứng kiến họ lên chúc mừng nhau mà còn cảm thấy giả tạo thì đừng trách người xem thấy ngờ ngợ rồi thờ ơ! Công chúng đã biết những bộ phim đó như thế nào đâu mà yêu cầu họ phải nồng nhiệt!
PV: Vậy phải chăng một không khí quyến rũ chiếm tới hàng trăm trang báo kể từ trước khi lễ trao giải diễn ra là vô hiệu? Đã có rất nhiều "đại thụ" trong giới điện ảnh phân tích kín kẽ và thấu đáo về thân phận buồn tủi của phim Việt Nam trong lòng đông đảo công chúng, nhưng tại sao các phương tiện truyền thông hồ hởi và nhiệt thành đến vậy mà vẫn không gây được sự chú ý đối với khán giả?
YB: Chúng ta phải quay lại quãng thời gian mấy chục năm trước, khi đó có lẽ kênh báo chí duy nhất để định hướng dư luận là tờ "Màn ảnh sân khấu", chiếm địa vị độc tôn. Và đến thời điểm hiện nay, khi nền báo chí đã phát triển, thì chúng ta cũng phải đối diện với một sự phát triển nghịch chiều: báo chí càng nhiều tờ viết về điện ảnh nồng nhiệt bao nhiêu thì điện ảnh càng lạnh lẽo, càng xa rời quần chúng bấy nhiêu! Ngay cả giải thưởng uy tín bậc nhất hiện nay của Hội Điện ảnh Việt
Có một sự nghịch chiều thứ hai là nếu như cách đây mấy chục năm, chúng ta lâm vào tình trạng khủng hoảng thiếu các bài viết về điện ảnh thì bây giờ lại vấp phải khủng hoảng thừa. Tôi lấy ví dụ, ngày xưa những bài viết kiểu như đi tìm diễn viên Như Quỳnh trong bộ phim Đến hẹn lại lên khiến cho người yêu điện ảnh xôn xao, khiến người đọc mấy chục năm sau vẫn còn nhớ, thì hiện nay, người đọc gần như bị lạc lối trong vô vàn các bài viết quá lộn xộn, không có tiêu chí.
Chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận rằng: nền kinh tế thị trường đã nảy sinh hiện tượng các nhà sản xuất phim, các đầu nậu phim "lũng đoạn" một số ít phóng viên viết về điện ảnh. Họ sử dụng nhiều chiêu, nhiều xảo thuật chỉ với mục đích là quảng bá cho sản phẩm của mình. Và lỗi không phải là ở họ, vì họ là những người kinh doanh. Lỗi là ở chính một số cá nhân trong đội ngũ phóng viên được phân công viết về điện ảnh!
Tất cả những sự nghịch chiều ở trên đã dẫn đến một hiện tượng, đó là việc phân ra thành 2 dạng: phim thị trường và phim nghệ thuật! Tôi xin hỏi "Titanic là phim gì?". Theo tôi, đó là một thứ cải lương phương Tây, nhưng lại được làm rất nghệ thuật, là một quả bom tấn về điện ảnh! Nhân chuyện đó, tôi muốn lấy sự kiện đạo diễn Vương Đức từ chối lên nhận giải cùng đạo diễn Lê Hoàng để hỏi rằng: xin hãy chỉ ra thế nào là phim nghệ thuật? Người ta mặc định ngầm hiểu đã là phim Nhà nước tài trợ thì là phim nghệ thuật, trong khi đó thực tế có những phim do Nhà nước tài trợ xem đến 1/3, cố lắm đến một nửa là không chịu nổi, giả dối một cách khủng khiếp! Còn một số bộ phim do tư nhân sản xuất gần đây, tôi thấy có xu hướng quay trở lại những phim mà chúng ta vẫn thường gọi là “mì ăn liền” mươi năm trước đây. Chính sự rủi ro, hỗn loạn về chuẩn đã đẩy ra một cách phân biệt như thế! Tóm lại, trước khi để cho khán giả định giá tác phẩm thì báo chí đã tranh mất việc đó rồi, báo chí đã giành mất quyền của khán giả! Đã là báo chí thì phải có lý luận, phải có phân tích và thuyết phục được người đọc. Ở Việt
PV: Như vậy, theo đánh giá của anh, báo chí cũng đã có lỗi trong việc khiến điện ảnh xa rời quần chúng?
YB: Theo tôi hiểu, một bộ phận những người làm báo về điện ảnh ở Việt
PV: Nhưng không phải tất cả đều như vậy? Chúng ta đâu có thiếu những người viết chân chính có khả năng thẩm định và định hướng điện ảnh?
YB: Tất nhiên. Nhưng những người thẩm định điện ảnh chân chính không có khả năng ảnh hưởng đến công chúng là bởi bản thân họ cũng không đi sâu tìm hiểu. Thứ nữa, cơ chế làm báo ở Việt Nam có khe, kẽ cho phép một cử nhân mới ra trường, thậm chí có những người có những hiểu biết rất hạn chế về điện ảnh mà vẫn có thể đăng đàn. Nguy cơ lớn hơn là họ được coi là đại diện cho một tờ báo, cho cách nhìn của tờ báo đó về điện ảnh. Bên cạnh đó, tư duy êkíp, "hội đồng" trong những người làm báo về điện ảnh cũng đem lại độ rủi ro rất cao, khiến cho người xem không khỏi rơi vào cảnh lạc lối!
Báo chí về điện ảnh của chúng ta hiện nay đôi khi không duy nhất còn chịu ảnh hưởng cảm xúc nghệ thuật của một người viết bình thường nữa. Những phóng viên có nghề chỉ cần vài lần là đo được "gu" của người phụ trách, đồng thời lồng vào đó những nhận định đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất phim. Và như vậy, những nhận định khách quan và trung thực sẽ bị át đi bởi dàn đồng ca của các hoạt động quảng bá sản phẩm.
Một nhà báo chân chính phải luôn biết tách ra ở một vị thế độc lập tương đối với các chiến dịch quảng bá sản phẩm của các ông chủ hãng phim. Ngay cả trong trường hợp họ cầm vé của nhà sản xuất để bước vào rạp, họ vẫn cần phải có vị thế độc lập nếu họ thực sự có tài. Người phóng viên điện ảnh phải trung chính, khách quan! Trong khi đó, một số phóng viên viết về điện ảnh của chúng ta đang mắc phải hai căn bệnh trầm kha, đó là "Hội chứng ông vua cởi truồng", ai chê một bộ phim đang được nhiều báo khen mặc nhiên là ngốc nghếch, thích “chơi nổi”; thứ nữa "bề hội đồng", tức là cùng dồn dập "đánh" trên năm, bẩy báo một lúc. Dù đã rất kiềm chế, có lần tôi đã từng nói với người phụ trách mảng điện ảnh của một tờ báo lớn khi họ hết lời khen ngợi một bộ phim: đây là một bộ phim không ngửi được, đây là một đống rác! Tôi thấy còn rất ít những vị Tổng Biên tập như chị Kim Hạnh, nguyên Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ TP HCM ngày xưa. Nhiều lần khi giao cho phóng viên viết về một bộ phim, chị đích thân vào rạp xem để tự mình có thể đánh giá được về bộ phim đó.
PV: Nhưng không thể phủ nhận với chức năng của mình, các phương tiện truyền thông cũng đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đưa điện ảnh đến với công chúng! Theo anh, nếu không có báo chí, các tác phẩm điện ảnh Việt
YB: Tôi không trả lời được, vì điều này đòi hỏi một phương pháp đánh giá khoa học thông qua các hoạt động điều tra xã hội học tỷ mỷ và khách quan trong một thời gian nhất định! Hoạt động như thế ở ta chưa có! Cái được của báo chí tất nhiên là có nhưng để điện ảnh Việt
PV: Xin cảm ơn nhà báo Yên Ba!