Những tiểu hành tinh mang tên “ngôi sao”
Thời buổi nay có quá nhiều người thông minh, nhưng không phải ai cũng học được cách lắng nghe những lời phê bình. Người trẻ càng khó chấp nhận bị chê, vì nghĩ mình là "bố tướng". Người trẻ mà là ngôi sao, là người nổi tiếng còn nghĩ mình là... tiểu hành tinh. Và cứ thế, họ sống trong sự phập phều của những lời khen và sụp đổ khi sự thật bị phơi bày...
Sao Mai - Điểm hẹn. Cá chắc rằng, nếu hỏi trước thềm cuộc thi thì tất cả các thí sinh đều nói, tôi tham gia vì mục đích học hỏi ở một sân chơi chuyên nghiệp. Thì đúng rồi, đi thi ít nhất cũng được kinh nghiệm. Sau kinh nghiệm sẽ là kiến thức từ các chuyên gia, các giáo viên hướng dẫn và cả góp ý của Hội đồng nghệ thuật. Rồi thì ai cũng biết, sẽ có tiền, sẽ có tiếng, cơ hội ngàn vàng, lên tivi 9 đêm liên tiếp chả dễ tẹo nào, hơn 80 triệu dân chỉ có 12 người thôi. Nhưng việc quen với... thất bại không dễ chút nào với những người trẻ này. Nhưng nếu không có thất bại thì làm sao có thành công? Và kinh nghiệm trong thất bại nếu biết phân tích thì sẽ còn quý giá hơn gấp nhiều lần kinh nghiệm của thành công. Biết mà tránh là quý lắm.
Ấy thế mà, khi Hội đồng nghệ thuật nhận xét thẳng thắn, mặt các thí sinh đang tươi cười bỗng khoặm xuống, rồi có vẻ như hậm hực đi vào. Và hôm sau, những lời trách móc ngập tràn mặt báo. Minh Thư chẳng hạn. Ngay từ buổi đầu tiên, buổi được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất, cô đã hát rớt nhịp, rồi đến đêm thứ ba vẫn như thế. Nhưng khi bị giám khảo nhắc nhở về kỹ thuật thanh nhạc, cô liền lên báo "phản pháo" rằng, thanh nhạc không phải là tất cả, trên sân khấu cần phải xét toàn diện, nhận xét quá sâu về thanh nhạc sẽ khiến thí sinh... nhụt chí.
Hà Anh Tuấn thì còn ghê hơn. Vốn là dân ngoại đạo nên được ưu ái nhiều, chả thế mà sự xuất hiện của anh chả có gì nổi bật, nhưng vẫn có rất nhiều tờ báo viết bài ngợi ca như một... ngôi sao mới. Rồi đêm nhạc pop Tuấn hát không xuất sắc, bị Hội đồng nghệ thuật "chỉnh" về kỹ thuật và tư duy chọn bài, nhưng anh vẫn đứng đầu về số khán giả bình chọn. Thế mà anh vẫn lên báo ta thán rằng, những lời nhận xét khắt khe của Hội đồng nghệ thuật sẽ làm thí sinh... bị "chột".
Khi đọc những dòng đó, không ít người ngạc nhiên, vậy có khi nào Tuấn tự vấn rằng, khi diễn đêm đầu tiên, Hội đồng nghệ thuật đã khen anh rất nhiều, phải chăng đó là những lời khen quá đà và là cái bẫy ngọt ngào với mình? Khi nhạc sỹ Huy Tuấn và ca sỹ Mỹ Linh nói rằng, nếu Tuấn muốn theo con đường ca hát chuyên nghiệp thì cần phải học nhiều thứ, ví dụ như kỹ thuật thanh nhạc cơ bản, anh rất tự tin nói rằng, mình sinh năm 1984, nghĩa là mới 22 tuổi, nên còn đủ thời gian để học những gì mình muốn. Nhưng thực ra, với một ca sỹ nhạc trẻ, 22 tuổi không còn là thời điểm cho một sự bắt đầu, nhất là vào thời điểm những ca sỹ trẻ nhanh chóng xuất hiện và nổi tiếng ở tuổi 17... Và khiêm tốn cũng là một đức tính vô cùng cần thiết khi chọn con đường trở thành người của công chúng, thành một ngôi sao ca nhạc.
Giờ đây, giở các trang báo ra, ngày nào cũng có vài ngôi sao xuất hiện, tự khoe tốt về mình và nghe người viết bài tán dương mình. Mà thành tích nghệ thuật của những "ngôi sao" này ai cũng biết đang ở cỡ nào. Họ luôn tự hào là mình tự đi... bằng chân của mình (chả lẽ lại đi bằng... chân giả?!), luôn sống bằng chính đồng tiền mình kiếm ra và sẽ đi đến cùng với nghệ thuật (cái này phải từ từ xem lại vì bong bóng nổi nhiều mà tan nhanh). Những tuyên bố rầm trời, những nghĩa cử cao đẹp và những hành trình hiến thân cho nghệ thuật luôn khổ hạnh. Ngôi sao lung linh quá. Bởi thế, đã không ít người trẻ tuổi háo danh sẵn sàng bỏ tiền ra để nhận về những lời khen (nhạt như nước ốc) từ một số tờ báo “bình dân”, hả hê với đồng nghiệp vì mình thành... sao trên mặt báo và lận lưng các trang tạp chí có hình mình in bìa đi phát tán như tờ bướm, tờ rơi.
Cái bệnh háo danh thèm nổi tiếng này cũng hiểu được, nhất là trong buổi cung - cầu ngày càng rành mạch. Nhưng "khó" nhất là những "ca" không biết mình là ai, khi tự mình mua lời khen rồi nhưng vẫn sống trong ảo giác rằng mình đáng được khen thật. Vậy là "tập 2" của những "ca" này là lên báo nổ tiếp về tài năng, sáng tác đời tư của mình cho mùi mẫn và chửi mắng những đồng nghiệp khác.
Giới ca sỹ trẻ ai cũng biết có hai gương mặt luôn dọa... "uýnh" người khác nếu dám chê họ. Một là nữ hoàng sầu muộn, luôn ca những bài ủ ê, phóng viên nào viết bài về cô thì chỉ được viết tốt, hỏi chuyện tình yêu cũng không được, nếu viết có câu chữ nào có phần... đa nghĩa mà người khác hiểu lầm là chê cô thì hãy coi chừng, một là cô dọa sẽ... lột thẻ nhà báo của phóng viên đó, hai là cô sẽ gọi điện dọa... tát. Thậm chí, cô còn đưa những nhân vật VIP (mà chắc là cô cũng chỉ biết sơ qua) ra để hù dọa phóng viên.
Người thứ hai là "ông hoàng gào thét", sẵn sàng chửi mắng những ca sỹ trẻ mà anh ta không ưa và xỉa xói đồng nghiệp trên các trang báo. Trong một live show của đồng nghiệp nữ, khi một ca sỹ trẻ lên tặng hoa cho nữ ca sỹ này, anh ta không ưa liền đuổi xuống không cho tặng! Mới đây, anh ta ra album mới (thực chất phần âm nhạc không có gì mới), với hình ảnh dựa theo một bộ phim có... hai người đàn ông yêu nhau và tuyên bố với báo chí rằng, nên sống thật với mình. Sống thật là chuyện rất cần làm, ai cũng nghĩ vậy. Nhưng nhiều việc làm của anh này thì không hẳn đã là thật. Chẳng hạn việc cố tình đưa những ca khúc chưa được phép phổ biến vào các album của mình. Hay cố tình chậm trễ trong việc khai nộp thuế thu nhập... Tuy nhiên, nếu ai đụng đến những vấn đề đó, anh này thường cãi rất hăng và đổ lỗi cho rất nhiều thứ. Đây đúng thực sự là một "tiểu hành tinh" trong làng ca nhạc.--PageBreak--
Mới đây, Hội đồng xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT đã đưa những ứng cử viên "nặng ký" lên "soi" và nhiều ý kiến cho là không xứng đáng. Thế nhưng, không ai trong số họ dám đứng thẳng lên nói quan điểm của mình. Một thành viên trong Hội đồng, vì bức xúc quá cũng tiết lộ với báo chí, nhưng yêu cầu giấu tên vì... đã thấm đủ sự khó chịu và trách móc từ các đồng nghiệp rồi.
Nói lên sự thật nhưng lại phải giấu đi danh tính, mới thấy người ta khó khăn thế nào khi đưa ra những lời nói khách quan. Sống trong làng nghệ sỹ Việt
Các nghệ sỹ lớn tuổi, có đủ sự va đập để quen với những lời phê bình còn khó khăn khi tiếp nhận những... tiếng chê, huống chi những người trẻ tuổi. Thế nhưng, có một điều rất đắng là, kết thúc một mối quan hệ toàn những lời khen giả dối là nỗi đau của sự thật trần trụi. Vì thế giải thích vì sao quan hệ của giới nghệ sỹ trẻ không bền và không có tình thân. Họ khen nhau chót lưỡi đầu môi rồi sau lưng chửi nhau như hát phường vải. Bao nhiêu tật xấu của nhau bị đưa ra mổ xẻ trong những cuộc trà dư tửu hậu. Và những thị phi cũng luôn bắt đầu từ việc có những kẻ ném đá giấu tay. Có những người mới làm bạn hôm trước, hôm sau đã "phang" nhau chí tử trên báo và thề không đội trời chung.
Mới đây, trên báo chí ầm ĩ một... cuộc tình tay ba khá kỳ khôi. Một ông nhạc sỹ đứng tuổi và hai cô ca sỹ trẻ. Khi họ đến với nhau thì báo chí cũng vào cuộc. Và những cuộc tình đẹp như tranh vẽ. Những "mối tình âm nhạc" chỉ còn thua tri kỷ, tri âm của Bá Nha - Tử Kỳ. Họ tuôn về nhau ào ạt như suối nguồn hạnh phúc. Trăm ngàn ý hay lời đẹp, họ coi đó không đơn giản là tình yêu mà phải là cái gì đó lớn hơn tình yêu. Khi tuyên bố với báo giới mình chia tay với nhạc sỹ này, cô ca sỹ nọ đã viết những trang nhật ký đẫm nước mắt đau khổ trên báo.
Nhưng rất thương cô là nhạc sỹ lại không nghĩ vậy. Nhạc sỹ chỉ coi âm nhạc là cuộc chơi và không thích thì vứt, còn với ca sỹ thì đó là cả cuộc đời. Và nhạc sỹ này không chỉ có mình cô, mà còn có... vài ca sỹ khác. Nhạc sỹ cho rằng, "người ta tới thì mình phải có nhiệm vụ giúp" (giá mà ai cũng như anh chắc nền âm nhạc Việt
Một phóng viên, khi mới vào nghề rất hăm hở với những bài báo phê bình. Nhưng thời gian gần đây, người ta thường chỉ thấy chị xuất hiện trước những bài báo giới thiệu chân dung nghệ sỹ và ngợi ca tích cực. Hỏi ra mới hay, viết những bài phê bình văn nghệ một cách chân thành nhưng kết quả chị nhận được chẳng... chân thành chút nào. Nghệ sỹ nghe tên chị là... chạy trốn và người ta đồn nhau chị là... chuyên gia "chặt chém nghệ sỹ" trên báo. Chị cười (rất nhạt) bảo, thôi cứ viết bài ca ngợi, người ta lại còn cảm ơn mình, lại được tiếng có con mắt nhìn đời tươi sáng. Bây giờ người ta không quen nghe những lời chê. Thậm chí có người còn nói thẳng tại các diễn đàn, nếu mời họ thì đừng mời chị kia nữa. Mới hay, muốn nói thẳng nói thật trong làng văn nghệ là điều vô cùng gian khó.
Lựa lời mà nói với nhau cũng là không dễ dàng. Nhưng cũng chị phóng viên văn nghệ ngậm ngùi rằng, giá mà các nghệ sỹ chịu khó lắng nghe một chút những lời phê bình, thì nền nghệ thuật Việt