Nhà văn Ngô Tất Tố khen thơ Huy Cận: Có hồn thơ Đường lắm!
Hồi đó vào mùa thu năm 1939, tôi và Xuân Diệu ở trọ tại số nhà 40 Hàng Than, chúng tôi ở tầng trên, nhà thơ Lưu Trọng Lư và gia đình ở tầng dưới. Tôi đang theo học Cao đẳng Nông Lâm. Hôm ấy vừa đi học về, tôi định đưa xe đạp vào nhà thì anh Lưu Trọng Lư chạy vội ra chặn không cho cất xe và nói: "Này! Có tin mừng đây!".
Tôi chả nghĩ ra là mừng về điều gì, anh Lưu Trọng Lư nói luôn: Tôi gặp ông Ngô Tất Tố (hồi đó gọi là ông vì cụ Tố chưa già), ông Tố có hỏi tôi: "
Nguyên do là, từ bên bờ sông Hồng, trên mạn Chèm, tôi viết bài Tràng Giang và mới đưa đăng trên báo Ngày Nay hôm thứ sáu. Tôi chưa kịp nói gì thì Lưu Trọng Lư hồ hởi nhắc lại: "Thằng cha nào đấy viết rất có hồn thơ Đường, lại còn hay hơn cả thơ Đường" và bắt tôi quay xe đạp ra đường, rồi hào hứng bảo: "Tôi mời ông đi ăn, tôi khao ông đây".
Tôi và Lưu Trọng Lư kéo nhau đến hiệu phở Nghi Xuân ở phố Hàng Quạt. Chúng tôi gọi phở ngầu, rồi tiếp luôn phở xào. Ăn xong kêu chủ tính tiền. Nhà hàng báo hết một đồng. Một đồng hồi ấy to lắm, một tạ gạo tám đồng.
Lưu Trọng Lư khao tôi tính ra hết hơn một yến gạo đấy! Ngẫm nghĩ lời khen của cụ Tố, chờ bạn trả xong tiền rồi về, tôi chợt thấy Lưu Trọng Lư tỏ ra hết sức lúng túng, mấy lần sờ túi trên lại nắn túi dưới, cuối cùng nói đủ cho nhau nghe: "Chết rồi! tôi quên mất tiền". Tôi bình tĩnh bảo: "Tôi vừa lĩnh học bổng, để tôi trả".
Thế là được mời đi ăn khao, tôi lại được làm luôn phần việc của người khao. Quên thế nào được cái tình đối với nhau của những người cùng sống thời ấy. Sau đó chúng tôi rủ nhau về chùa Bích Câu, ngồi đọc thơ suốt cho đến quá nửa đêm mới về".
Dường như khó dứt ra khỏi dòng suy nghĩ, nhà thơ Huy Cận ung dung đọc:
"Bích Câu đâu nữa bóng chàng Uyên
Sông núi thô sơ bặt tiếng huyền
Có lẽ hồn ta không đẹp nữa
Nét thần thôi họa bức thiên duyên"
Nhà thơ trầm ngâm nói tiếp: "Tôi học Cao đẳng Nông Lâm được học bổng 25 đồng, nghĩa là được trên ba tạ gạo, hồi đó tiền học bổng của tôi đủ nuôi Xuân Diệu và nuôi thêm cả hai đứa em nữa. Tôi ra Hà Nội lần đầu vào năm 1938. Năm sau, lời khen của cụ Tố động viên tôi nhiều lắm".
Khác hẳn với vẻ chậm rãi lúc cất bước đi bộ, nhà thơ giơ tay đập đập vào không khí, vừa hóm hỉnh, vừa không kém phần vui nhộn và tự hào, nhắc lại: "
Khi xem bài viết này nhà thơ Cù Huy Cận đã chỉnh sửa lại một hai chữ, rồi cẩn thận hạ bút ghi: "Tôi đã đọc bài này" và ký tên