Chuyển hồ sơ vụ mất 550ha rừng sang Cơ quan điều tra
- Trách nhiệm của các cơ quan trong vụ “xẻ thịt” rừng phòng hộ Sóc Sơn ra sao?1
- Nhiều cán bộ bị kỷ luật do rừng phòng hộ bị lâm tặc “xẻ thịt”
- Khẩn trương điều tra vụ phá rừng phòng hộ A Lưới
Theo đó, BQLRPH Ayun Pa được giao quản lý, bảo vệ hơn 10.000ha rừng. Quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và công tác quản lý tài chính, đơn vị này đã để xảy ra nhiều sai phạm. Thanh tra tỉnh chỉ rõ, việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng đã diễn ra hàng năm nhưng BQL không kịp thời theo dõi, thống kê đối tượng, diện tích rừng bị phá, tình trạng đất lấn chiếm.
Bên cạnh đó, BQL không báo cáo kịp thời số liệu cho cơ quan quản lý cấp trên về tình hình vi phạm, giải pháp thu hồi đất và xử lý việc lấn chiếm đất rừng theo quy định. Do sự quản lý yếu kém, công tác tuần tra bảo vệ lỏng lẻo, BQLRPH Ayun Pa đã để mất hơn 550ha rừng.
Về tài chính, từ tháng 4-2012 đến năm 2015, BQL RPH Ayun Pa đã giao khoán bảo vệ rừng cho 13 nhân viên của Ban không đúng quy định với tổng số tiền hơn 260 triệu đồng. Đồng thời thanh toán tiền khoán bảo vệ rừng cho diện tích không có rừng với số tiền hơn 70 triệu đồng. BQLRPH Ayun Pa còn thực hiện thu, chi không đúng quy định của pháp luật với số tiền hơn 1,3 tỷ đồng; trong đó nguồn ngân sách hơn 990 triệu đồng, nguồn dịch vụ môi trường rừng hơn 290 triệu đồng.
Từ năm 2007-2017, Ban đã thanh quyết toán cho một số nội dung không đúng quy định, sai nguyên tắc tài chính với số tiền hơn 820 triệu đồng…
Từ những sai phạm trên, Thanh tra tỉnh Gia Lai đã kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo chuyển hồ sơ liên quan vụ việc sang cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Gia Lai điều tra xử lý. Ngoài ra, Thanh tra tỉnh Gia Lai cũng yêu cầu BQLRPH nộp vào ngân sách số tiền sai phạm hơn 1,6 tỷ đồng.