Độc dược ai đưa?
“Qua lỗ cửa, tôi nhìn vào tù nhân. Ông ta giơ nắm tay lên như muốn che mắt khỏi ánh sáng. Rồi thở dài. Sau đó một phút có chuyện gì đó kỳ dị xảy ra với tù nhân - ông ta nhắm mắt lại, thở phì phò, người co giật. Tôi lập tức gọi sĩ quan trực ban và cha đạo Herecke tới. Chạy vào phòng giam, họ kiểm tra mạch trên tay của tù nhân… Và mặt giáo sĩ dài ra: “Chúa ơi, kẻ này đã về chầu nước chúa rồi!”.
Đó là câu chuyện mà anh lính Mỹ Harold Johnson, nhân chứng bất đắc dĩ của vụ Goring tự sát, về sau đã kể không chỉ một lần tại các cuộc thẩm vấn hay tiếp xúc với các nhà báo. Goring đã tự sát bằng thuốc độc vào lúc 22 giờ 14 phút ngày 15/10/1946. Theo kế hoạch, vào lúc 0h45' ông ta sẽ bị đưa tới giá treo cổ theo phán quyết của tòa án quốc tế
Sát nhân cuồng tín
Phiên tòa Nuraberg. |
Trong đội ngũ những lãnh đạo chóp bu của chế độ Quốc xã, Goring là một trong những đồng minh nồng nhiệt nhất của Hitler. Sinh năm 1893, ông ta trong vai trò chỉ huy một phi đội máy bay chiến đấu, từng lập được nhiều công trạng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và được ban thưởng Huân chương Pour le Merite cao quý nhất của vương quốc Phổ.
Khi gặp Hitler năm 1921, ông ta đã bị hấp dẫn bởi những tư tưởng Quốc xã quá quắt và từ đó, tình nguyện cúc cung tận tụy với sự nghiệp của tên trùm phát xít này. Chính Goring đã đóng vai trò then chốt trong việc tổ chức Lực lượng “quân áo nâu” SA của đảng Quốc xã năm 1923.
Trong mưu toan đảo chính mang tên “Bạo loạn nhà hàng bia” ngày 8/11/1923 tại Bayern, Goring bị một vết thương nặng. Và ông ta đã phải chạy trốn sang Áo khi hành động gây hấn này bị thất bại. Tiếp đó, Goring đã tới Thụy Điển và tại đó, đã được chữa khỏi chứng nghiện ma túy rồi vào làm việc cho một công ty máy bay sở tại. Năm 1927, khi ở Đức ban hành lệnh ân xá chính trị, Goring đã trở về tổ quốc và ngụ trong một căn hộ nhỏ ở
Với sở trường cũ, Goring lại xin vào làm việc cho các công ty máy bay và Hãng Hàng không Lufthansa, đồng thời mở rộng các mối quan hệ xã hội để kết nối những người có thế lực đương thời với Hitler. Năm 1928, Hitler đã chọn Goring là một trong 12 người đại diện cho đảng Quốc xã trong Nghị viện. Khi đảng Quốc xã đã trở thành hàng đầu trên chính trường Đức cuối năm 1932, Goring được đưa lên làm Chủ tịch Nghị viện…
Trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng đối với tương lai của nước Đức, Goring đã là một trong những kẻ tay nhúng chàm nhiều nhất để xác lập quyền lực tuyệt đối của đảng Quốc xã. Ở thời điểm đó, do nội các của Hitler làm Thủ tướng thiếu đa số nên Goring đã đề xuất giải tán Nghị viện, tổ chức tổng tuyển cử mới, ấn định vào ngày 5/3/1933.
Bộ sậu phát xít Đức. |
Và cũng chính Goring bị nghi là đã đóng vai trò một trong những kẻ chủ mưu vụ đốt cháy nhà Nghị viện tối 27/2/1933 để đổ vấy cho những người cộng sản và trấn áp họ. Thực chất vụ cháy nhà này cho tới nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn và có lẽ sẽ mãi là bí ẩn như thế dù đã có đủ chứng cứ hợp lý cho thấy chính đảng Quốc xã đã lên kế hoạch và tạo ra đám cháy nhằm phục vụ mưu đồ chính trị của chúng… Bản thân Goring khi được lấy khẩu cung và khi ra trước phiên tòa Nurnberg, vẫn ngoan cố nhất mực phủ nhận việc can dự vào vụ cháy tòa nhà Nghị viện…
Khi Hitler đã trở thành kẻ thống trị nước Đức, Goring liên tục đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy Quốc xã, như Chỉ huy trưởng Mật vụ Đức (1934-1936), Bộ trưởng Hàng không kiêm Tư lệnh Không quân (1935-1945), Bộ trưởng Đặc mệnh Toàn quyền Cơ quan Kế hoạch Bốn năm (1936).
Sau khi Đức tấn công Ba Lan và bắt đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, trong bài diễn văn ngày 1/9/1939, Hitler đã cử Goring là người sẽ kế vị y nếu y tử nạn. Năm 1941, ông ta đã trở thành người duy nhất mang quân hàm cao nhất của Quốc xã: Thống chế Đế chế… Trong tất cả những tội ác đẫm máu của chế độ Quốc xã đều có phần can dự sâu sắc của Goring.
Ác giả ác báo
Trung tuần tháng 4/1945 đã điểm những giờ cáo chung của nước Đức phát xít. Trong cơn tuyệt vọng, Hitler vẫn cố tổ chức lễ sinh nhật của mình (ngày 20/4/1945) trong hầm ngầm trú ẩn ở
Goring đi trong một đoàn xe tải chở đầy những báu vật mà ông ta đã ăn cướp được trong gần 20 năm trên đỉnh cao quyền lực. Trong thâm tâm, Goring đã hy vọng rằng, chẳng bao lâu nữa ông trùm của chế độ phát xít sẽ chết và ông ta có thể ngồi vào vị trí đó. Không ngẫu nhiên mà ngày 23/4, Goring đã gọi Bộ trưởng Hans Lammers của Văn phòng Thủ tướng Đế chế cho ý kiến về pháp luật và cũng tìm cho ông ta một bản nghị định của Hitler đã ký ngay từ ngày 29/6/1941.
Theo đó, tên trùm phát xít đã chính thức ấn định, nếu y chết, thì Goring sẽ là người lên thay và nếu y không may bị rơi vào tình trạng không còn năng lực lãnh đạo nữa thì cũng chính Goring sẽ là người trợ lý giúp y nắm quyền lãnh đạo…Để “cẩn tắc vô áy náy”, Goring đã cẩn thận thảo một bức điện tín gửi cho Hitler.
Trong bức điện này có đoạn: “Xét qua quyết định của ông muốn lưu lại trong công sự ở Berlin, ông có đồng ý cho tôi lập tức đảm nhận quyền lãnh đạo Đế chế, được hoàn toàn tự do để hành động trong và ngoài nước như là phụ tá của ông, theo tinh thần nghị định của ông ngày 29/6/1941? Nếu tôi không nhận được phúc đáp lúc 10 giờ tối nay, tôi sẽ hiểu rằng ông đã mất quyền tự do hành động, sẽ xem như đạt đủ điều kiện theo nghị định của ông, và sẽ làm việc vì lợi ích tốt nhất của đất nước và nhân dân ta. Ông hẳn hiểu tôi cảm nhận như thế nào về ông trong giờ khắc trầm trọng nhất này của đời tôi. Không có ngôn từ nào diễn tả hết ý nghĩ của tôi. Xin Thượng đế phù hộ cho ông, và nhanh chóng mang ông đến đây cho dù tình thế ra sao chăng nữa…”.
Thế nhưng, Goring đã bị “bé cái nhầm” vì thực chất, ở thời điểm đó, Hitler vẫn chưa nguôi hy vọng sống sót và không hề muốn trao cho ai vị trí mà y đang nắm. Vì thế nên khi nhận được bức điện tín từ Goring, y đã nổi trận lôi đình và gọi Goring là kẻ “phản quốc”. Trong bức điện mà Hitler cho gửi tới Goring nêu rõ, lẽ ra Goring sẽ bị tử hình nhưng vì đã có công lao lâu dài với đảng Quốc xã và nhà nước, ông sẽ được tha tội chết nếu từ bỏ lập tức mọi chức vụ… Và ngay trong đêm, lực lượng SS đã bắt giữ Goring…
Từ thời điểm đó cho tới khi Berlin thất thủ và Goring bị đưa tới nhà tù Nurnberg để cùng chịu tội với các tên trùm phát xít khác, ông ta đã bị gầy đi tới 20kg… Ngày 8/5/1945, Goring đã tình nguyện ra hàng quân đội Mỹ.
Độc dược trong thuốc đánh răng
Điều bí ẩn lớn nhất trong vụ tự sát của Goring là cách thức mà độc dược đã được đưa vào phòng giam cho ông ta. Trước đó, tháng 10/1945, một viên tướng SA, Robert Ley, đã treo cổ tự vẫn trong phòng giam. Sau sự cố này, ban quản lý nhà tù
Đã có nhiều giả thuyết khác nhau được đưa ra trong suốt 65 năm qua. Phóng viên người Áo Bleibtreu đã nói rằng chính anh ta đã đưa cho Goring độc dược dính vào viên kẹo cao su được gắn dưới thành ghế trong phòng xử án ở
Giả thuyết thứ hai là: viên tướng SS Erich von Bach - Zelewski từng tuyên bố rằng, khi gặp Goring ở hành lang nhà giam, y đã dúi vào tay ông ta một ve độc dược được giấu trong miếng xà phòng. Thế nhưng, Erich von Bach – Zelewski lại dứt khoát không khai về việc y lấy ve độc dược đó từ đâu. Năm 1972, Erich von Bach – Zelewski đã chết trong nhà tù…
Đã từng có 14 ủy ban được lập ra để điều tra về vụ tự vẫn của Goring. Các nhà điều tra đã đề cập tới không chỉ một phương án có thể dẫn tới vụ việc này. Thí dụ, Goring đã có thể giấu độc dược ở dưới chỗ ngồi bồn cầu, hoặc ở trong răng vàng giả, hoặc ở trong… rốn!
Trong lá thư tuyệt mệnh gửi cho Đại tá Andrews, Giám thị nhà giam
Cũng cần phải nói là, lá thư đó đã được Goring viết 4 ngày trước khi ông tự vẫn. Như vậy có nghĩa là ông ta hoàn toàn tin tưởng rằng quản giáo không thể nào tìm ra nó, cũng như không thể tìm ra các ve độc dược, trước khi ông ta chết, bất chấp việc ông ta bị giám sát cả ngày lẫn đêm và ngày nào phòng giam cũng bị lục soát. Về sau, người ta đã tìm ra được ve độc dược ở trong va li của Goring, nhưng một số nhà nghiên cứu sử học Mỹ lại cho rằng, lá thư trên chỉ là một hành động nhằm tung hỏa mù của Goring…
Kể từ khi Goring ra hàng quân đội Mỹ tới lúc ông ta tự vẫn là hơn một năm rưỡi. Không lẽ trong từng ấy thời gian ông ta vẫn giữ được bên mình ve độc dược, sau bao nhiêu lần bị khám xét tứ bề?
Tuy nhiên, cũng có một thông tin là, Bộ trưởng Bộ Vũ khí của nước Đức Quốc xã, Albert Speer, trong hồi ký tiết lộ rằng, ông đã giấu được ve độc dược trong tuýp thuốc đánh răng. Nếu việc này đúng sự thật thì hẳn Goring cũng có thể làm tương tự…
Nụ hôn thần chết
Hạ sĩ Mỹ Arvid Greenbell, cựu bảo vệ phiên tòa Nurnberg giai đoạn 1945-1946, năm 92 tuổi đã nói với phóng viên báo Nga Luận cứ và Sự kiện rằng, Goring đã mua thuốc độc của quản giáo nhà giam. Khi ấy, một số lính bảo vệ đã được mời chào với giá tới 50 nghìn USD để họ mang vào nhà giam độc dược không chỉ cho Goring mà cả các tên trùm phát xít khác. Có thể có quản giáo nào đó đã không vững lòng trước số tiền được coi là rất lớn như thế…
Còn theo Ragin Raginsky, trợ lý của công tố viên chính từ phía Moskva trong phiên tòa
Năm 2005, cựu nhân viên của nhà giam Nurnberg, Herbert Lee Stivers đã thú nhận trong bài trả lời phỏng vấn báo Los Angeles Times rằng, theo yêu cầu của một người phụ nữ quen biết tên là Mona, anh ta đã trao cho Borov (biệt danh trong tù của Goring) một cái bút có chứa một loại “thuốc” gì đó bên trong. Sau khi Goring tự vẫn, Mona cũng đã biến mất tăm. Các nhà sử học cho rằng, giả thuyết này hoàn toàn có thể là sự thật…