Nhạc sỹ trẻ Nguyễn Xinh Xô: Giao thừa giữa ngọ
Trở thành một hiện tượng lạ của "Bài hát Việt" trên VTV3, nhưng anh không đặt nặng vấn đề giải thưởng mà mong muốn có những người đồng hành với mình trong âm nhạc. Con trai của gia đình nghệ thuật lớn ở Hà Nội (bố nguyên là Viện trưởng Viện Âm nhạc Việt Nam, Phó Giám đốc Nhạc viện Hà Nội, mẹ nguyên là giảng viên violin Nhạc viện, các bác đều là những nghệ sĩ violin có tiếng) đang ấp ủ dự án nhạc số để ủng hộ trẻ em nghèo tại Việt Nam.
- Ở Mỹ, những ngày đầu năm mới anh thường làm gì?
- Tết cổ truyền Việt
Tuy ở bên này không có không khí Tết cổ truyền, nhưng giao thừa nào tôi cũng làm mâm cơm để thắp hương cúng gia tiên, cũng có bánh chưng, giò lụa, thịt gà cũng có ngũ quả, và tôi vẫn giữ nguyên phong tục đi hái lộc đầu xuân trong đêm giao thừa. Tất nhiên do sự khác biệt về địa lý và không gian nên không thể có cảm giác giống hệt như ở nhà được. Nhưng có một điều đặc biệt là cứ đúng giây phút giao thừa đó (12h trưa ở bên này) thì tôi vẫn luôn có một cảm giác giao chuyển rất mạnh và hiện ra rất nhanh. Y nguyên như những ngày còn ở nhà. Tôi bước ra sân bay để đi Mỹ đúng vào trưa 30 Tết năm 1999.
Trên đường ra sân bay, tôi nhìn thấy hai bên đường rực màu hồng của đào, màu vàng của quất và của cúc. Mọi người đều rất bận rộn và vội vàng cho giao thừa. Đã hơn 20 năm, tôi cũng hối hả, vội vàng như thế, nhưng lúc đó tôi lại phải bình an ngồi trên xe để ra sân bay. Cho đến giờ nghĩ lại, tôi vẫn thấy đó là sự bình an đáng sợ nhất mà tôi đã phải trải qua.
- Năm nay, hẳn cái Tết với anh sẽ hết sức ý nghĩa vì có baby. Anh có viết bài hát nào cho baby của mình không?
- Đúng vậy, năm nay là cái Tết đầu tiên tôi có đứa con đầu lòng, rất vui và đầm ấm. Nói đúng hơn thì từ ngày có con, cứ lúc nào mà được chơi với con là tôi thấy vui như Tết rồi. Tuy tôi làm nghệ thuật nhưng tôi lại không dùng nghề của mình để chứng minh tình cảm cho con. Tôi thấy việc mình thức đêm cho con ăn, thay tã và tắm cho con, chơi với con và ở bên cạnh chăm sóc con trong bất cứ lúc nào có lẽ còn ý nghĩa và cần thiết hơn nhiều so với việc viết cho con một bài hát.
- Điều gì trong cuộc sống của du học sinh khiến anh thấy đáng sợ nhất?
- Đối với riêng tôi thì đó là phải xa gia đình, người thân và bạn bè. Tuy nhiên xã hội và môi trường cũng là một khó khăn lớn, nhưng hoàn toàn có thể thích nghi đươc. Tôi nghĩ loài người từ nguyên thủy đã luôn sống cùng bầy đàn của mình, điều đó đã nằm trong xương tủy, tiềm thức của mỗi người. Nên nếu bị tách rời, đó sẽ là một sự thách đố và xoay chuyển lớn.
- Anh đã sống nhiều năm tại Mỹ, điều gì làm anh sợ nhất ở xã hội này? Và để xây dựng nền tảng cho một gia đình nhỏ ở một xã hội tiêu thụ lớn như ở Mỹ có là việc khó khăn với một du học sinh như anh?
- Điều làm tôi sợ nhất là sự đi lên và tụt xuống. Hình ảnh một triệu phú ngày hôm nay và là người vô gia cư ngày mai là rất quen thuộc ở xã hội này. Công việc có thể mất bất cứ lúc nào. Bất kỳ người nào ở Mỹ cũng đều mang nợ, từ nhà cửa, xe hơi, đồ dùng gia dụng... thậm chí kể cả các khoản chi tiêu hàng ngày bằng thẻ tín dụng. Lương tháng được bao nhiêu hầu hết cũng dành trả nợ, nên nếu mất việc coi như mất hết tất cả.
Cuộc sống ở Mỹ có cảm giác rất ảo, có rất nhiều thứ nhưng không cái gì là của mình và không cái gì là thật cả. Tuy nhiên nếu có gia đình trong một xã hội như vậy thì cũng phải đi theo dòng chảy đó, thậm chí không thể nào đi ngược lại được. Vợ chồng tôi cũng có nợ nần và cũng làm việc cật lực để duy trì cuộc sống cho gia đình nhỏ của mình.
Tuy nhiên tôi may mắn vì vẫn là người Việt
- Như anh từng nói, anh không phân biệt trong nước hay ngoài nước, ở đâu anh cũng là một người Việt
- Đúng là sự chia cắt về địa lý và xã hội cũng là một khó khăn cho những người làm nghệ thuật. Nhưng ở thời điểm này thì sự cách trở đó được kéo gần lại rất nhiều. Tôi vẫn luôn cập nhật thông tin về mọi lĩnh vực qua báo điện tử, truyền hình online, thậm chí qua những blog cá nhân của bạn bè và những người đang sống ở Việt
Và không chỉ riêng tôi mà tất cả những người sống xa Việt
- Anh hãy nói một chút về album "Afterlife". Tại sao lại là "Afterlife"?
- Sau cái chết của bố, tôi hoàn toàn mất phương hướng trong cuộc sống của mình. Tôi rời Nhạc viện Hà Nội sang học ở Trường Đại học Quản lý Kinh doanh Hà Nội, nhưng vẫn thấy mờ mịt. Sau đó tôi xin đi du học ở Mỹ. Những năm tháng vật lộn vừa học vừa làm ở Mỹ có những giai đoạn tôi rất khó khăn. Những dự định và bước đi của tôi đều cùng lúc thất bại.
Hết thất bại này đến thất bại khác, trong khi đó vẫn phải tiếp tục vật lộn từng ngày với cuộc sống. Đã có lúc tôi chán nản đến mức muốn buông xuôi tất cả, chán nản đến mức không thấy sợ cả cái chết. Những lúc đó tôi nghĩ liệu có một cuộc sống sau cái chết không, và nếu có, chắc chắn nó sẽ không còn có những suy tính và vật vã thế này. Tôi bắt đầu tưởng tượng ra con đường của mình đi từ cuộc sống này sang cuộc sống sau ấy, và tôi đã viết "Afterlife".
Những bài hát trong "Afterlife" đều kể lại những giai đoạn khó khăn của tôi lúc đó. "Nước sâu - Deep water" do Hà Trần thể hiện trong album "Đối thoại 06" cũng là một trong những bài hát nằm trong "Afterlife". Tôi vẫn đang làm album này. Có nhiều gián đoạn vì những bận bịu và cản trở trong cuộc sống nên tôi chưa hoàn thành được đúng thời điểm như mong muốn. Nhưng chắc chắn tôi sẽ phải hoàn thành, vì nó là hiện diện một quãng đời của tôi.
- Tôi có nghe nói, anh đang có một dự án âm nhạc mới? Anh có thể nói chi tiết với chúng tôi về dự án này được không?
- Chỉ là dự định nhỏ thôi. Gần đây tôi có vô tình đọc blog của người anh họ. Anh tôi đã về Việt
- Anh có nói rằng, âm nhạc là dòng chảy chính trong cuộc sống của anh, còn công nghệ thông tin chỉ là những khám phá bên ngoài nghệ thuật, vậy những khám phá ấy giúp gì cho anh trong âm nhạc?
- Âm nhạc sẽ mãi luôn là dòng chảy chính trong tôi, nhưng tôi không phải là người chỉ thích ôm khư khư một thứ suốt đời để rồi lúc ngó đầu ra ngoài chẳng biết mình đang ngồi đâu. Vì vậy, tôi đã học thêm về quản lý kinh doanh và công nghệ thông tin. Tôi không thấy thích quản lý kinh doanh lắm nhưng thực sự rất thích công nghệ thông tin và tôi mừng vì mình không chỉ sống độc nhất trong môi trường âm nhạc.
Học thêm ngành khác giúp cho tôi biết cách tổ chức cuộc sống của mình và tính toán thu xếp tài chính trong gia đình một cách hợp lý và ngăn nắp hơn. Một điều ít ai ngờ tới là cho tới nay, tôi vẫn chưa bao giờ làm nghề gì khác ngoài âm nhạc và âm nhạc đang hoàn toàn nuôi sống gia đình tôi. Mọi người rất ngạc nhiên khi thấy tôi làm âm nhạc full-time và vẫn lo liệu được cuộc sống đầy đủ. Trong mắt hầu hết mọi người thì làm nghệ thuật là nghèo và khó, nhưng đó là suy nghĩ không thật thích hợp với thời đại này.
- Quan niệm của anh trong sáng tác âm nhạc? Anh sẽ tiếp tục âm nhạc của mình như thế nào?
- Cá nhân tôi vẫn luôn đề cao cảm xúc trong công việc sáng tạo nói chung, chứ không riêng gì trong việc viết nhạc. Hiện tại ở Việt
Tôi vẫn mong muốn và cố gắng trong thời gian gần nhất có thể đưa ra một sản phẩm của riêng mình, rõ nét và đậm chất con người tôi hơn là những sự kết hợp lẻ tẻ trong các sản phẩm âm nhạc của các nghệ sỹ khác. Từ đó qua sự đánh giá thực sự của người trong nghề và của người nghe nhạc, tôi mới có thể xác định một cách rõ ràng hơn về con đường mà tôi sẽ đi trong âm nhạc.
Còn ở Mỹ, chắc chắn tôi vẫn là một người làm nhạc độc lập (underground) và tôi thích điều đó. Nó cho tôi sự tự do đa chiều cả về không gian lẫn thời gian để thoải mái đưa cảm xúc của mình vào âm nhạc.
- Anh có dự định gì ở Việt
- Tôi rất mong có được nhiều khán giả yêu nghệ thuật hơn tìm đến và thưởng thức nhạc của tôi. Hy vọng một thời gian nữa khi về Việt
Chỉ cần dăm chục người nghe nhạc thôi đã là nguồn động viên tôi rồi. Nhưng họ thực sự đến để cảm thụ âm nhạc của tôi, chứ không phải tiện rẽ vào uống cốc sinh tố rồi nhân thể nhìn xem Nguyễn Xinh Xô là ai. Và tất nhiên, tôi luôn rất hứng thú với những hợp tác cùng các nghệ sỹ trong nước...
- Cảm ơn Nguyễn Xinh Xô!