Nhà văn Đỗ Chu: 40 năm tung hoành “văn trường”
Các chàng sinh viên mê văn chương như Phạm Tiến Duật, Nghiêm Đa Văn, Tô Nhuận Vỹ, Vương Trí Nhàn… sửng sốt khi phát hiện ra Đỗ Chu, tác giả của những truyện ngắn đăng trên Văn nghệ Quân đội, mới 17 tuổi, đang là học sinh cấp ba.
Những truyện ngắn đầu tiên như “Ao làng”, “Thung lũng cò”, “Hương cỏ mật”, “Mùa cá bột” của Đỗ Chu đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội vào hai năm 1962-1963. Thời gian ấy những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học tên tuổi sau này như Phạm Tiến Duật, Nghiêm Đa Văn, Tô Nhuận Vỹ, Vương Trí Nhàn, Lâm Quang Ngọc… đang còn là sinh viên năm thứ hai, Khoa Ngữ văn Trường đại học Sư phạm Hà Nội.
Những truyện ngắn ấy đầy sức hấp dẫn và cũng đầy chất kích thích các chàng sinh viên sư phạm nhưng lại ấp ủ hoài bão trở thành nhà văn, nhà thơ. Nghiêm Đa Văn đóng những tập giấy năm hào hai lại với nhau viết một lèo hai cuốn tiểu thuyết tựa đề rất hay nhưng không bao giờ ra mắt bạn đọc - “Lá nho” và “Con ngựa cơm cháy”. Lâm Quang Ngọc viết lên vách tường cạnh chỗ nằm ở ký túc xá sinh viên: “Cố gắng đuổi kịp và vượt Đỗ
Vào những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ trước, đám bạn trẻ miền Bắc vừa như náo nức, mê say trước những phác họa đầu tiên của Kế hoạch 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời lại cũng trải qua ngay cái phập phồng, chờ đợi cuộc trường chinh lần thứ hai trước những diễn tiến mau lẹ của cách mạng miền Nam. Hình như phải thấy cội nguồn của cả hai tác động tâm lý ấy mới lý giải nổi chất lãng mạn bao trùm khắp xã hội lúc bấy giờ. Trong một bối cảnh như thế, những truyện ngắn của Đỗ Chu không chỉ là sự phản ánh tâm lý của thế hệ anh, mà sự đón nhận, tung hô tài năng trẻ Đỗ Chu là minh chứng xác đáng cây bút trẻ này đã cất lên một tiếng nói tươi tắn, mới lạ để kể lại những ước ao, khát vọng, cách sống của thế hệ mình!
*
* *
Chiến tranh chống Mỹ cứu nước diễn ra, tạp chí Văn nghệ Quân đội ngay lập tức trở thành một trung tâm văn bút không chỉ thu hút các nhà văn đã khẳng định tên tuổi mà còn là nơi lăng-xê kịp thời sáng tác của những người viết mới xuất hiện. Đỗ
Nhà văn Đỗ Chu và nhà văn Nguyễn Trí Huân. |
Đỗ
Chiến tranh leo thang của giặc Mỹ đã lan ra khắp miền Bắc. Nói đến sinh hoạt, cách thức ăn nói, yêu đương, tâm lý luyến nhớ quê hương của đám lính trẻ giữa nơi lửa đạn đạn - không ai kể hay, kể sinh động, tươi tắn, kể giàu sự sống như Đỗ Chu trong “Chiến sĩ quân bưu”, “Thành phố bên kia cầu”. “Chuyện mùa hạ”… Sự “đối đáp” ngược lại của Đỗ Chu với lớp nhà văn đàn anh - tuy giữ phép tắc tuổi tác, nhưng cũng sắc sảo, hiểu biết về cả chuyện đời, lẫn chuyện nghề không kém cạnh, thua sút!
Bạn viết cùng trang lứa thì không một ai dám coi chỉ có học vấn phổ thông, Đỗ Chu đọc nhiều, sức nhớ tốt, lại biết khái quát, đúc rút rất nhanh điều đã đọc thành vốn liếng của mình. Nhà văn Nguyễn Khải từng nói, tài năng của nhà văn là ở chỗ anh ta biết gọi tên của từng hiện tượng, sự việc mà người khác không thể, hoặc có năng lực ấy. Về phương diện này Đỗ
“Gió từ trên núi dịu dàng thổi xuống, những cây tre đực trên lũy cọ vào nhau kêu ken két như có ai cầm mảnh sành ném vào đấy… Sau làng em có trái núi Voi, núi Voi đối với tụi nhỏ chúng em như người bạn lớn tuổi, hiền từ… Cái đỉnh tháp chuông nhà thờ nom xa như một dấu than…". Những chi tiết đắt giá như vậy đầy ắp trong các truyện của Đỗ
Điều đáng kể, anh có một trí tưởng tượng nhanh nhạy, khoáng hoạt không ai bì. Trí tưởng tượng ấy lại được phù trợ bởi sức lao động bền bỉ, chăm chỉ và một ý thức trách nhiệm cao với từng con chữ, từng dòng viết. Xin được kể chuyện này.
Một lần, trại sáng tác nọ bố trí ở một kho chứa các nguyên vật liệu thông tin của quân đội ngay sát bên trạm khí tượng Láng, Hà Nội. Suốt ngày tiếng đóng mở hòm gỗ ồn ã, tiếng xe tải đến, đi rú ga inh tai nhức óc, tiếng các nhân viên coi kho nói cười oang oang. Nhưng bên kia bức tường lại là vẻ ắng lặng của khu vườn đo mưa, đo gió với bóng áo trắng của các cô gái nhân viên trạm khí tượng. Đỗ
Đọc văn của Đỗ
Thì ra anh đã làm việc hay nói khác đi, anh “làm việc bằng đầu” theo cách riêng của anh! Xin kể nốt. Khi “Chuyện mùa hạ” đã hoàn tất, Đỗ
*
* *
Vào những năm tháng chiến tranh ấy các khóa đào tạo người viết trẻ, các trại sáng tác văn học do Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng cục Chính trị chủ trì mở ra liên tục. Trong giờ lên lớp, các nhà văn đàn anh thường lấy truyện ngắn của Đỗ
Cùng với các sáng tác văn học khác như thơ của Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Lưu Quang Vũ… các ca khúc trữ tình của Huy Du, Huy Thục, Doãn Nho, Vũ Trọng Hối, Nguyễn Đức Toàn, Xuân Hồng, Phạm Minh Tuấn… các vở kịch, các bộ phim… truyện ngắn của Đỗ Chu không chỉ cổ xúy, động viên đồng bào chiến sĩ vào những năm tháng chiến tranh, mà còn lưu giữ mãi giá trị của việc phản ánh tình người, tinh thần cao thượng và sức hy sinh chịu đựng của cả dân tộc ở một khúc ngoặt lịch sử.
Mừng nhà văn Đỗ