Ian Fleming, nhà tưởng tượng vĩ đại
Tháng 9/1940, máy bay ném bom Heinkel He 111 của lực lượng không quân Quốc xã trên đường trở về sau khi oanh kích London đã bị bắn rơi. Tuy nhiên, tổ lái vẫn nhảy dù được xuống mặt nước ở khu vực eo biển La Manche. Nhóm phi công phát xít trong làn nước lạnh kiên nhẫn chờ đợi đội giải cứu tới: Quân đội Đức quả thực đã tổ chức tuần tra dọc bờ biển để tìm kiếm những phi công gặp nạn.
Thế nhưng, khi những phi công được đưa lên boong tàu cứu nạn, họ lập tức hiện nguyên hình là những điệp viên Anh đóng giả tổ lái Đức. Nhờ thế họ đã chiếm được con tàu Đức và quan trọng nhất là làm chủ được bảng mật mã có mặt ở tất cả các chiến hạm của Hitler. Nhờ thế, Bộ Chỉ huy Quân đội Anh đã có thể giải mã được những trao đổi thông tin mật của quân phát xít.
Bất lực nên bất hạnh
Trong thực tế chiến dịch trên đã không được thực hiện dẫu Bộ Chỉ huy Quân đội Anh đã bật đèn xanh cho việc triển khai nó. Kế hoạch của chiến dịch này được lập ra bởi Ian Fleming, về sau trở thành tác giả của hàng loạt tiểu thuyết best-seller về James Bond, điệp viên mang bí số 007.
Khi ấy, Fleming đang phục vụ trong lực lượng tình báo hải quân Anh dưới quyền của đô đốc John Godfrey. Fleming đã viết trong kế hoạch mang tên "Chiến dịch cứng rắn" rằng, viên phi công phải là người cứng rắn, độc thân toàn diện và giàu kinh nghiệm bơi lội. Hình mẫu sơ khai cho Bond sau này.
Câu chuyện trên, cũng như nhiều câu chuyện khác, là một phần của cuộc triển lãm lớn mà Viện bảo tàng Quân sự Đế chế London tổ chức từ ngày 17/4/2008 tới 1/3/2009 để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Fleming. Cuộc triển lãm mang tên một tiểu thuyết của Fleming "Chỉ dành cho đôi mắt bạn" (For your eyes only).
Tại đây trưng bày từ bộ bikini của nữ diễn viên da đen Holly Berri đóng trong phim "Die Another Day" (Hãy chết, nhưng không phải bây giờ) tới cỗ xe hơi Aston Martin DB5, từng được sản xuất riêng cho hoàng tử Andrew năm 1966 và được trang bị đủ các linh kiện quân sự để làm phim "Goldfinger" (Ngón tay vàng) và "Thunderball" (Sét hòn), từ đôi giày với lưỡi dao tẩm thuốc độc và cái lò xo của nàng Rosa gian xảo trong phim "Từ nước Nga với tình yêu" (From Russia with love) tới cái áo đầm đìa máu me của Daniel Craigh trong bộ phim mới nhất về 007 "Casino Royal"...
Tuy nhiên, phần còn ít được biết tới hơn nhưng lại thú vị hơn trong triển lãm này là những hiện vật kể về cuộc đời của nhà văn, "cha đẻ" của điệp viên 007. Ông không chỉ là người từng lập kế hoạch cho máy bay Đức rơi ở eo biển La Manche mà còn lập ra rất nhiều chương trình hành động khác, có thể làm ai cũng phải kinh ngạc bởi sự bất ngờ của chúng.
Fleming trong chiến tranh thế giới thứ hai từng đề nghị đánh chìm các con phà trên sông Dunai để phong tỏa đường đi của tàu Đức, in tiền mác giả để làm bại hoại nền kinh tế Quốc xã, tuyển mộ một nhà tiên tri để người này thuyết phục nhà văn Hermann Hesse bỏ chạy…
Tất cả những gì mà người ta đọc trong tiểu thuyết của Fleming và xem trong các bộ phim về 007 là sản phẩm của trí tưởng tượng vĩ đại và vô tận của ông và cũng là kết quả của một quá trình tích cực tham gia vào hoạt động phản gián Anh quốc trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Theo lời của ông James Taylor nói với phóng viên Báo Italia La Stampa, Fleming sau khi làm phóng viên và rất không thành công khi ở vị trí nhân viên sàn chứng khoán, đã hiểu ra rằng, ông chỉ có thể được thoả chí tung hoành trong chiến tranh khi có điều kiện vận dụng trí tưởng tượng và tính năng nổ của mình.
Tuy nhiên, rất nhiều thứ ông đã nghĩ ra được mà lại không biến chúng thành hiện thực được. Và có lẽ đây là một trong những nguyên nhân khiến Fleming sáng tạo nên nhân vật điệp viên lừng danh để tạo nên một quyền năng đặc biệt trong một thế giới đặc biệt, đặng giúp mình giải tỏa những bất mãn với đời thường.
Sự bất lực dẫn tới bất hạnh nhưng đồng thời cũng dẫn tới một thành công lớn trong văn học và thương trường. 007 đã trở thành không chỉ một biểu tượng mà còn là nguồn thu nhập khổng lồ cho tất cả những ai có trách nhiệm với nó.
Làm nhà văn vì vỡ mộng điệp viên
Fleming sinh ngày 28/5/1908 trong một gia đình quý tộc ở Mayfaire,
Fleming đã được gia đình tạo điều kiện cho ăn học đầy đủ. Ông đã tốt nghiệp Trường Eton danh tiếng và các trường đại học tốt nhất ở
Có lẽ công việc làm báo đã không khiến ông mãn nguyện. Sau đó, Fleming còn tham gia chứng khoán nhưng cũng không thấy hài lòng. Chỉ khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Fleming mới có cảm giác là sắp thực hiện được ước mơ cháy bỏng khi vào phục vụ trong lực lượng phản gián hải quân. Thế nhưng, quá nhiều ý tưởng của ông đã bị coi là xa rời thực tế.
Hết chiến tranh, nguôi ngoai dần giấc mơ trở thành một điệp viên đích thực, Fleming xin xuất ngũ. Và ông sang
7 nghìn cuốn sách đã bán hết veo trong vòng 12 tháng. Một năm sau, cuốn tiểu thuyết mới về 007 lại được phát hành và lại thu được thành công rực rỡ trên thương trường, mặc dầu những nhà phê bình văn học nghiêm túc thoạt đầu rất hoài nghi những phẩm chất nghệ thuật của dòng tiểu thuyết này.
Cho tới khi Fleming qua đời (ngày 12/8/1964), 14 cuốn sách về 007 đã xuất hiện đều đặn, đưa ông lên vị trí một trong những nhà văn ăn khách nhất thời hiện đại. Văn học cuối cùng đã trở thành thiên chức lớn nhất của Fleming.
Những bộ phim được làm theo tiểu thuyết của Fleming càng làm cho danh tiếng của 007 trở nên phổ cập. Năm 1962 xuất hiện bộ phim đầu tiên về 007 "Doctor No" và mang lại 43,5 triệu USD tiền bán vé.
Cho tới nay đã có 21 bộ phim về 007 với sự góp mặt của những nam diễn viên thượng thặng như Sean Connery, George Lazenby, Roger Moore, Timothy Dalton, Pierce Brosnan, Daniel Craig… Bộ phim thứ 22 về James Bond cũng do Craig đóng vai chính (bộ phim thứ 21 về 007, "Casino Royal", do Craig đóng vai chính đã mang về tới hơn 426 triệu USD tiền bán vé). Dự kiến tới năm 2010 sẽ có thêm một tập phim nữa về 007.
Con người phức tạp
Ngay từ nhỏ, nhà văn tương lai đã tỏ ra là người có tính cách không đơn giản chút nào. Sự không đơn giản trong tính cách của Fleming đặc biệt bộc lộ rõ trong quan hệ với người khác phái. Đủ đầy và rất duyên dáng, Fleming đã chỉ nhìn thấy ở phụ nữ, hệt như James Bond, một đối tượng không quan trọng hơn là cái xe hơi đẹp: có thể đánh đổi nó bất cứ lúc nào không hề tiếc nuối lấy một cái xe đi nhanh hơn và mẫu mã "xịn" hơn.
Ông rất thích những phụ nữ có chồng, đặc biệt là vợ của bạn mình, và thường là lao vào trận một cách rất hăng say, không chút chần chừ. Trong cuộc gặp thứ nhất, thứ hai hay thứ ba với người phụ nữ mà ông thích, ông không ngần ngại ra những câu hỏi thẳng thừng, những lời đề nghị khiếm nhã và không hề ngần ngại khi bị từ chối, vẫn tiếp tục trò chuyện như không có gì xấu xảy ra.
Cũng như nhân vật chính trong các tiểu thuyết của mình, Fleming đã chỉ có một lần duy nhất yêu phụ nữ một cách thực sự: chuyện xảy ra năm 1935, tại khu nghỉ mát Kitzbuhel, Áo. Khi đó, Fleming đã gặp Muriel, người phụ nữ tóc bạch kim, đài các, nhanh nhẹn, rất thích vui chơi. Muriel đã chết năm 1944 trong một vụ không kích và với Fleming, đó là một mất mát không gì bù đắp nổi.
Cái chết của Muriel dường như đã giết chết tình yêu đích thực dành cho phụ nữ trong lòng Fleming. Và Muriel cũng đã là nguyên mẫu cho "mỹ nhân của Bond": đơn giản, xinh đẹp, hấp dẫn và bạc phận… Trong rất nhiều tập sách về 007, hễ có người phụ nữ nào mà Bond muốn cưới làm vợ thì họ lại bị rơi vào một tình huống bi thảm bất khả kháng