Anh hùng Hoàng Minh Đạo: Nhà tình báo huyền thoại
Hàng đứng từ trái sang phải: đồng chí Trần Bạch Đằng, đồng chí Năm Hộ, đồng chí Mười Hải, đồng chí Sáu Bảo, đồng chí Sáu Dân (Võ Văn Kiệt), đồng chí Bẩy Bình (hy sinh), đồng chí Năm Thu (Hoàng Minh Đạo, hy sinh), đồng chí Mười Út (Nguyễn Văn Linh), đồng chí Sáu Tấn, đồng chí Tư Đô (hy sinh), đồng chí Sáu Hoàng (Cao Đăng Chiếm).
Hàng ngồi từ bên trái sang phải: đồng chí Hai Xang (hy sinh), đồng chí Hai Phụng, đồng chí Phan Đức (hy sinh), đồng chí Huỳnh Tấn Phát, đồng chí Phạm Khải (Chín Ka, hy sinh).
Đồng chí Mai Chí Thọ (cũng là người của Trung ương Cục miền
Anh hùng Đào Phúc Lộc sinh ra trong một dòng họ nổi tiếng về truyền thống yêu nước, dòng họ vinh dự được nhà chí sĩ Phan Bội Châu tặng câu đối, đại ý: Lòng yêu nước thương dân của họ Đào như viên ngọc quý giữa đời thường. Cha ông là "đại gia" Đào Ngọc Khanh - một thầu khoán nổi tiếng ở đất Quảng Ninh - Hải Phòng đầu thế kỷ XX với lời lưu truyền của giới tư sản thời bấy giờ: "Vàng lấy thúng mà đong. Tiền lấy bao tải mà đựng".
Thế nhưng, trái với "đam mê" của người cha, Đào Phúc Lộc lại mang trong mình dòng máu họ Đào nổi tiếng năm xưa, một lòng hướng đến cách mạng và lựa chọn cho mình một con đường riêng. Sau bao biến cố của gia đình, Đào Phúc Lộc đã cùng chị gái thuê một căn nhà nhỏ ở ngõ "cô Ba Chìa" (Hải Phòng) để trọ học. Cũng kể từ đây, cuộc sống của cậu bé 7 tuổi bước sang một trang khác.
Những ngày đầu tham gia cách mạng cùng chị gái là Đào Hải (mang mật danh ZT) trong việc giữ đường dây liên lạc bí mật của Khu ủy với phong trào vùng mỏ, Đào Phúc Lộc đã sớm bộc lộ những tố chất của một "đồng chí Cộng sản" (tên gọi sau này đồng chí Tô Hiệu đã dùng để gọi Đào Phúc Lộc hay Đào Lộc) nhỏ tuổi.
Dưới sự chỉ đạo của Tô Hiệu, Đào Phúc Lộc đã bước những bước đi tiếp theo trên con đường cách mạng và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt
Cách mạng tháng Tám thành công, Hoàng Minh Đạo nhận lệnh về Hà Nội. Sau khi Phòng Tình báo thuộc Bộ Tổng Tham mưu được thành lập (25/10/1945) dưới sự chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, Hoàng Minh Đạo được phân công giữ chức Trưởng phòng Quân ủy Hội, nhiệm vụ nắm bắt tình hình quân Pháp, Nhật, Tưởng và bọn Việt Quốc, Việt Cách thân Tưởng.
Với một nhóm cán bộ ít ỏi cùng những phương tiện liên lạc thô sơ, Hoàng Minh Đạo đã tổ chức mạng lưới tình báo rộng khắp từ nhà hàng, khách sạn, rạp hát, bưu điện đến cả "cài cắm người" trong hàng ngũ các cơ quan của người Pháp, người Hoa.
Cách độc đáo trong việc dùng người của Hoàng Minh Đạo, đó là, không cứ người Hà Nội mới làm tình báo mà ông chọn cả những người đồng hương của mình hoặc người tỉnh khác để làm công việc này, mục đích dễ lừa, dễ đánh lạc hướng, mà kẻ thù lại không biết mặt, ít nghi ngờ.
Mặt khác, những người này lại biết tiếng Tàu, tiếng Pháp nên có khả năng thâm nhập, trà trộn vào các tổ chức hàng ngũ của địch khá thuận lợi, dễ dàng để nắm bắt thông tin. Ông sử dụng phương châm lấy dân làm tai mắt và cho rằng những cậu bé ngồi đánh giày tại quán ăn, nhà hàng hay công viên sẽ là nguồn cung cấp thông tin nhanh, để tổ chức biết và kịp thời tác chiến.
Dưới sự chỉ huy đầy sáng tạo của Hoàng Minh Đạo, những chú bé, người dân, cô thiếu nữ "lá ngọc cành vàng", nữ sinh "gót sen đỏ chót" ấy đã hoàn thành nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của phong trào cách mạng và cái tên "Thủ trưởng đầu tiên của ngành Tình báo Quân sự Việt Nam" cũng ra đời từ đây...
Đầu năm 1948, Hoàng Minh Đạo (lúc này lấy bí danh là Năm Thu) nhận được lệnh điều động của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào Nam với nhiệm vụ - Đặc phái viên của Bộ Tổng Tham mưu đi kiểm tra tình hình công tác phản gián, tình báo, quân báo từ khu IV vào đến Nam Bộ. Trên đường đi, Hoàng Minh Đạo đã tổ chức được 6 lớp tập huấn ngắn hạn từ khu IV đến khu IX, mỗi lớp trên 30 người để bổ sung lực lượng cho ngành Tình báo còn non trẻ ở miền Nam lúc bấy giờ.
Chiến trường ngày càng ác liệt khi mà Mỹ - ngụy dùng Luật 10/59 để "tố Cộng diệt Cộng", đồng thời chúng càn quét, tìm diệt, gom hết dân vào trong ấp chiến lược nhằm loại bỏ và cô lập lực lượng cách mạng ra khỏi quần chúng. Chiếc máy chém trở thành biểu tượng của chế độ Mỹ - Diệm được dùng ở khắp các làng mạc, trường học, chợ, kèm theo lời đe dọa: "Ai liên quan đến Cộng sản sẽ mất đầu".
|
Từ những năm 1959 - 1967, các tổ chức kháng chiến miền Nam bị dồn vào thế eo hẹp, lương thực khan hiếm, thực phẩm, thuốc men cho đến quần áo không đủ. Việc liên lạc với đảng viên cơ sở cũng khó, việc vận động quần chúng trong ấp chiến lược đòi dân sinh dân chủ càng khó khăn hơn. Nhiều đồng chí Cộng sản bị bắt, bỏ tù và thậm chí bị giết.
Những năm đó, ở Củ Chi và vùng "Tam giác sắt" gồm Trảng Bàng, Đôn Thuận, Bời Lời (Tây Ninh), Dầu Tiếng, Bến Cát, Bắc Củ Chi còn chút ít rừng nhưng cũng bị trụi lá vì chất độc hoá học do Mỹ rải thảm. Ở vùng Thủ Đức, Dĩ An chỉ còn lác đác mấy chòm cây lúp xúp.
Cuộc bám trụ sống chiến đấu của anh em ở chiến trường Phân khu V đầy cam go và ác liệt. Lực lượng cách mạng ở miền
Để kịp thời cứu bệnh binh, hạn chế tối đa hy sinh, Hoàng Minh Đạo đã tính tới việc tận dụng các ấp chiến lược phục vụ cho cuộc chiến đấu đầy khắc nghiệt tại chính mảnh đất này. Mặc cho, công việc không gặp nhiều thuận lợi khi mà tại các ấp chiến lược, địch vẫn thi hành chính sách "Trưởng ngũ gia liên báo" (trong 5 nhà có ai lạ mặt phải báo cáo) và tổ chức Dân vệ kiểm soát gắt gao.
Thế nhưng, bằng kinh nghiệm và tầm nhìn của một nhà tình báo, Hoàng Minh Đạo đã xây dựng được một Trạm Y tế cấp cứu thương binh trong ruột ấp chiến lược tại xã Tân Đông Hiệp, huyện Dĩ An, tỉnh Đồng Nai. Cho nên, dù kẻ thù có tìm mọi cách để giam giữ dân thì lòng dân hướng theo cách mạng không có vòng vây nào giam hãm, kìm kẹp được.
Trong thời gian 3 năm (1961-1963) bệnh xá hoạt động rất sôi nổi với hình thức: Bệnh viện của Mỹ, bác sĩ của Mỹ, thuốc men cũng của Mỹ nhưng người bệnh lại là của ta. Nhiều lần chúng nghi ngờ: Tại sao bệnh nhân không đông mà thuốc lại hết nhanh vậy?, nhưng cuối cùng, kẻ thù cũng không thể tìm ra câu trả lời.
Hoàng Minh Đạo đã gây dựng và tổ chức được trạm y tế trong lòng địch bởi ông thông tỏ tình hình, nắm sâu quần chúng, hiểu các Trưởng ngũ gia và Dân vệ tại các ấp chiến lược. Mỗi lần cán bộ, chiến sĩ chiến đấu bị thương đều theo đường dây bí mật được chuyển vào cơ sở của ta ở ấp chiến lược để y tá sơ cứu, băng bó vết thương.
Điều đặc biệt ở tổ chức này là đều khai báo với giặc: thương bệnh binh là những bà con, dòng họ của họ. Nếu thương binh bị nặng thì chọn thời cơ thuận lợi đưa về an toàn khu. Bệnh xá hoạt động trong thời gian dài ngay trong lòng kẻ thù với một số lượng lớn thương binh được cứu chữa mà bọn chúng không thể phát hiện ra.
Thời điểm đó trên chiến trường miền Nam, duy nhất chỉ có một trạm y tế hoạt động dưới sự chỉ đạo của Hoàng Minh Đạo trong ấp chiến lược của Mỹ - ngụy, cơ sở bí mật chỉ có ba đồng chí Hoàng Minh Đạo, Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) và Lê Thanh Hải (Mười Hải) được biết.
Chính sự đặt trọn niềm tin ở nhân dân cùng với sự sáng tạo, bản lĩnh của một nhà tình báo đã góp phần làm nên những chiến thắng của quân và dân ta trên chiến trường miền
Vào một đêm Noel lạnh giá (24/12/1969), người con đất mỏ Hoàng Minh Đạo cùng 17 người đồng đội đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng đất bên dòng sông Vàm Cỏ Đông vì bất ngờ hứng chịu trận mưa đạn của ba chiếc tàu Mỹ. Đồng đội của ông đã tổ chức tìm kiếm nhưng đều rơi vào vô vọng và tin Năm Thu hy sinh được giấu kín trong một thời gian dài.
Nhưng đau đớn hơn, khi trong mắt của một số người, ông còn là một "gián điệp", "kẻ phản bội Tổ quốc". Hành trình đi tìm người cha thân yêu của những người con không nhớ rõ mặt cha kéo dài suốt 30 năm đã được toại nguyện. Thời điểm 10 giờ 5 phút, ngày 4/4/1998, người Anh hùng Đào Phúc Lộc đã trở về với đồng đội, gia đình và quê hương…
Anh hùng Đào Phúc Lộc có một người con gái tên là Đào Thị Minh Vân. Minh Vân lớn lên trong lúc cha đi chiến trường xa, mẹ lại hy sinh khi chưa tròn 2 tuổi. Giờ đây Minh Vân không còn trẻ nữa, chị đã bước sang tuổi làm bà. Bà đã và đang thực hiện những ước mơ còn dang dở của người cha với những việc làm đầy ý nghĩa, mà gần đây nhất là xây dựng trường mẫu giáo cho trẻ em nghèo ở Củ Chi.
Dự án xây dựng Trường Mẫu giáo Hoàng Minh Đạo tại xã Phú Mỹ Hưng được bà Đào Thị Minh Vân phối hợp đầu tư với Huyện ủy, UBND huyện Củ Chi, có số vốn đầu tư 7,5 tỷ đồng, trong đó bà Đào Thị Minh Vân tài trợ kinh phí 5 tỷ. Công trình được khởi công từ ngày 25/7/2009 và chính thức đưa vào sử dụng từ ngày 2/9/2010.
Phát biểu tại Lễ khai giảng năm học mới, đồng chí Hứa Ngọc Thuận - Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh khẳng định: "Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, xin tri ân tấm lòng ưu ái, sự sẻ chia của gia đình ông Hoàng Minh Đạo dành cho các cháu học sinh tại huyện Củ Chi, vùng đất đã từng thấm máu và nước mắt của biết bao đồng bào, chiến sĩ, trong đó có sự hy sinh cao cả của người Anh hùng lực lượng vũ trang Hoàng Minh Đạo. Chính ông đã cùng với nhân dân nơi đây góp phần đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi đất nước, giờ đây chính những người thân yêu của ông lại đang góp sức mình vào sự nghiệp trồng người"
Trong bài viết chúng tôi có sử dụng tư liệu của đồng chí Lê Thanh Hải (tức Mười Hải), nguyên Khu ủy viên Sài Gòn - Gia Định