Nhìn lại scandal Hwang Woo Suk
Nếu như mọi chuyện suôn sẻ, giáo sư sinh học Đại học quốc gia Seoul Hàn Quốc Hwang Woo-suk, “nhà khoa học hàng đầu thế giới về nhân bản vô tính và tế bào gốc” sẽ là “Người đàn ông của năm 2005”. Song, câu chuyện những ngày cuối năm 2005 đã lật ngược tất cả: kẻ vinh quang trở thành tội nhân và làm nhục quốc thể. Nếu bị kết tội trước tòa, Hwang có thể sẽ phải lãnh một mức án lên tới 10 năm tù giam.
“Siêu sao khoa học”
Vào đúng năm chiến tranh ác liệt nhất trên bán đảo Triều Tiên (1953), chú bé Hwang Woo-suk ra đời tại Puyo - một làng quê nghèo nhất Hàn Quốc. Suốt cả tuổi thơ Hwang gắn với con bò vì đây là nguồn sống của cả gia đình. Trong cuộc đời mình, ông đã có thời gian đi tu và hiện vẫn là một Phật tử chăm cầu nguyện.
Hwang học khá giỏi và đã đỗ vào Đại học Quốc gia Seoul, khoa Thú y. Năm 26 tuổi, ông đỗ thạc sĩ và giành được bằng tiến sĩ năm 29 tuổi. Được phong tặng danh hiệu Giáo sư tại Đại học Quốc gia
Những thành tựu đáng kể trên đã thực sự gây ấn tượng mạnh với giới chuyên môn khi năm 2004, Hwang lại cho công bố việc tạo thành công 30 phôi người bằng phương pháp nhân bản vô tính, đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia đầu tiên làm được việc này. Khi đó, Hwang đã tuyên bố rằng vì tránh việc vi phạm đạo đức sinh học và luật pháp quốc tế, sau khi chứng minh được kết quả, ông chỉ cho phôi sống 10 ngày trong ống nghiệm chứ không có ý định “nuôi” nó thành một con người hoàn chỉnh nên đã huỷ. Thành công này ngay lập tức được xếp thứ 3 trong 10 thành tựu khoa học lớn nhất thế giới năm 2004 và Hwang trở thành một trong 10 người “quyền lực nhất thế giới”.
Một năm sau, Hwang lại giới thiệu với cộng đồng nghiên cứu 11 dòng tế bào gốc của 11 bệnh nhân được chế từ tế bào da của họ và trứng của người tình nguyện. Công trình khoa học “vô tiền khoáng hậu” này có tới 25 người cùng đứng tên trong đó có nhà sinh học hàng đầu của Mỹ Gerald Schatten, Giáo sư Đại học Pittsburg - cơ sở hợp tác khoa học với Đại học Quốc gia Seoul. Người ta đã hy vọng thành công này sẽ mở ra một cánh cửa vào y học hiện đại và vì những dòng tế bào gốc này sẽ được dùng để chữa trị những căn bệnh nan y như bại liệt, suy giảm di truyền, bệnh parkinson, bệnh Alzheimer, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch... Thành công có tính đột phá này cũng đã đưa Hwang Woosuk vào lịch sử y học thế giới và biến Hàn Quốc trở thành một nhà vô địch của các nước Châu Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc trong cuộc chạy đua về nghiên cứu dùng tế bào gốc để chữa bệnh).
Theo đề xuất của Hwang, tháng 10/2005, chính quyền
Những tưởng câu chuyện đẹp như mơ ấy sẽ tiếp diễn mãi cho đến ngày Hwang Woo-suk nhận giải Nobel như người Hàn đã kỳ vọng thì scandal nổ ra...
Đột phá hay sự giả mạo
Sự việc bắt đầu chỉ hai tháng sau khi công trình của Hwang được công bố trên tạp chí Science. Một số nhà khoa học Hàn Quốc đã phát biểu trên các website ở nước này và chỉ ra rằng hình ảnh trong bài báo trên Science là nguỵ tạo chứ không phải là kết quả nghiên cứu. Họ còn suy luận rằng các ảnh này được “sản xuất” từ hai cụm tế bào chứ không phải là 11 tế bào như bài báo viết. Tiếp đó, tạp chí Nature lại chạy một bản tin ngắn cho biết hai nhà nghiên cứu nữ và cũng là cộng sự của Hwang là hai trong số những người hiến trứng cho công trình nghiên cứu. Những người này khai rằng họ đã được trả khoảng 1.500 USD cho việc hiến trứng. Nói cách khác, hành động này của Hwang đã vi phạm y đức trong nghiên cứu vì luật pháp không cho phép cộng sự viên hiến trứng cho nghiên cứu.
Trước những thông tin này, Hwang đã lên tiếng bác bỏ. Bác sĩ Roh Sung Il, Giám đốc bệnh viện Miz Medi và cũng là một tác giả trong bài báo trên Science đã họp báo và cho biết rằng bệnh viện của ông từng mua trứng từ phụ nữ cho công trình nghiên cứu. Nhưng lời khai của Tiến sĩ Kim Sun Jong (nay đang làm việc tại Đại học Pittsburgh), một thành viên trong nhóm nghiên cứu của Hwang lại một lần nữa gây xôn xao dư luận khi khẳng định rằng trong lúc tham gia nghiên cứu, Hwang đã chỉ thị cho ông phải làm sao dùng 2 hay 3 tuyến tế bào để sản xuất cho được 11 tuyến. Nói cách khác, đây là một nguỵ tạo dữ kiện nghiên cứu.
Khi trường Đại học Quốc gia Seoul chỉ định một Uỷ ban điều tra và trường Đại học Pittsburrs cũng thành lập một ban điều tra độc lập để đảm bảo khách quan thì Tiến sĩ Roh Sung Il lại cung cấp thêm thông tin rằng ông đã trả tiền để mua noãn của 18 phụ nữ dùng cho nghiên cứu khoa học. Chuyện này không phải là bất hợp pháp nhưng nó là bước đầu gây ngờ vực về đạo đức của nhóm nghiên cứu của Hwang Woo-suk. Bản thân Hwang cũng thừa nhận sự việc này và phải nộp đơn từ chức trưởng nhóm nghiên cứu.
Sụp đổ “thần tượng quốc gia”
Cuối tháng 12/2005, việc điều tra kết thúc. Uỷ ban điều tra đã kết luận Hwang gian lận, bịa ra các kết quả và nhóm nghiên cứu đã lấy các tế bào từ một bệnh nhân chia vào 2 ống nghiệm để phân tích chứ không phải so sánh tế bào được nhân bản với tế bào được phân lập từ cơ thể bệnh nhân. Không còn cách nào khác, Hwang đã phải xin lỗi dân chúng và chính phủ nhưng vẫn tiếp tục kêu oan. Bị sốc và thất vọng, chính phủ Hàn Quốc đã tuyên bố rút lại hỗ trợ tài chính, mở ngay một cuộc điều tra độc lập do bên tư pháp tiến hành và tuyên bố rút lại danh hiệu “nhà khoa học tối cao” phong tặng cho Hwang.
Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc đã nhận trách nhiệm thiếu kiểm tra kiểm soát, quá tin tưởng vào ông Hwang và phải từ chức. Các chỉ số trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc cũng giảm mạnh đặc biệt là ngành sản phẩm công nghệ sinh học (giảm 6,7%), ngành dược phẩm (giảm 5,7%). Phe đối lập nhân vụ này còn làm ầm ĩ đòi chính phủ phải tìm cách thu hồi tiền dân đóng thuế để chi xài vô độ cho những việc nghiên cứu giả mạo.
Vụ scandal nhân bản của Hwang Woo-suk thực sự đã làm bàng hoàng tất cả mọi người dân Hàn Quốc. Nhiều ý kiến cho rằng ông đã quá háo danh và không dừng lại được trước những lời xưng tụng. Còn Hwang, khi rời trường ĐHQG Seoul, không biết ông đã nghĩ gì khi nhiều người khóc nức nở vì vừa buồn, vừa thương lại vừa giận thần tượng một thời của mình