Không còn đường lùi

Quyết tâm cho hy vọng

Thứ Hai, 16/10/2017, 21:08
Có một thực tế đang diễn ra mà bất cứ ai cũng nhìn thấy ở thời điểm hiện tại, đó là đang có quá nhiều cán bộ lãnh đạo, trong đó có những cán bộ lãnh đạo được đề bạt siêu tốc như mấy ông vụ phó tại Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.

Title của Chuyên đề số này, chúng tôi xin được trích lời của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khi nguyên Tổng Bí thư sử dụng cụm từ “không còn đường lùi” để bàn về công tác tổ chức cán bộ, biên chế. Đây cũng là trọng tâm của Hội nghị Trung ương 6, một hội nghị rất được chờ đợi sẽ tạo ra sự đột phá, đổi mới.

“Như cốc nước đã đầy tràn. Bây giờ không có đường lùi, lùi là chết, lùi là trì trệ công việc. Do hình thức (cơ cấu tổ chức) của bộ máy đã trì trệ chứ chưa nói đến con người. Con người thì còn là năng lực, phẩm chất. Chứ giờ không ít người toàn ngồi chơi không”, lời của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

Hoặc có những cán bộ lãnh đạo mới ra trường được vài năm, chưa kinh nghiệm, chưa cống hiến. Thậm chí, việc kiểm tra vào Đảng cũng rất qua loa nhưng vẫn cứ làm lãnh đạo.

Có những cơ quan, sở ngành, một lãnh đạo một nhân viên, tài tình hơn là đến hai lãnh đạo kèm một nhân viên.

Khó thế mà cũng làm được.

1. Hồi tháng 7 năm nay, trong giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận rất đau xót: “Nói về ngân sách nhưng thực ra liên quan từng bộ và liên quan đến các ngành, các lĩnh vực phải tập trung, phải cùng thực hiện đồng bộ mới được. Bây giờ cắt cái gì thì cắt, nhưng biên chế cứ phình ra thì không tài nào cơ cấu lại ngân sách, không tài nào giảm chi thường xuyên được”.

Ngoài những khoản đầu tư bị đội vốn, thua lỗ của các tập đoàn, đầu tư trọng điểm không hiệu quả, ngân sách đã không còn đủ chi cho bộ máy hành chính. Biên chế nhiều quá, lãnh đạo nhiều quá. Không hiểu vì sao năm nào cũng kêu tinh giản, năm nào cũng nói chọn người được việc loại bớt người sáng cắp ô đi tối cắp ô về… Nhưng nói cứ nói, còn phình ra cứ phình ra.

Có một chuyện còn hơn cả đùa, năm ngoái tại thủ đô Hà Nội bàn chuyện tinh giản biên chế, lãnh đạo thành phố đã phải nói thẳng với đại ý, bây giờ tinh giản cấp phường cũng khó vì biên chế cấp phường cũng toàn thạc sĩ với tiến sĩ. 

Mặc cho ai cũng biết không phải cứ thạc sĩ, tiến sĩ thì sẽ giỏi công tác chuyên môn, nhất là khi “lò ấp” thạc sĩ, tiến sĩ đã bị phát hiện nhiều, nhưng cán bộ công chức có bằng thạc sĩ, tiến sĩ đâu phải cứ muốn tinh giản là làm được, còn vướng bao nhiêu thứ. Nhận vào thì dễ chứ loại ra thì cực kỳ khó.

Minh họa: Lê Phương.

Khi mà câu chuyện biên chế phình ra chưa giải quyết xong thì đụng ngay vấn nạn người người làm lãnh đạo, nhà nhà làm lãnh đạo. Mà lương bổng chế độ cho lãnh đạo bao giờ chả cao hơn nhiều lần so với công chức viên chức.

Ngân sách đã eo hẹp nay lại càng eo hẹp hơn, mà cán bộ lãnh đạo không hiểu lấy đâu ra nhiều đến vậy, tỉnh nào cũng dôi dư cán bộ lãnh đạo, sở nào cũng thừa cán bộ lãnh đạo.

2. Sau đây là vài đơn cử về tình trạng dôi dư cán bộ lãnh đạo đã được truyền thông nhắc đến,

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Nguyễn Văn Tuyết nêu thắc mắc tại buổi giám sát về cải cách bộ máy hành chính tại tỉnh Hải Dương về tình trạng lãnh đạo nhiều hơn công chức.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hải Dương có 15 lãnh đạo, 11 công chức. Sở Tài chính tỉnh Hải Dương có 31 lãnh đạo, 29 công chức. Sở Y tế tỉnh Hải Dương có 17 lãnh đạo, 6 công chức. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương có 30 lãnh đạo, 11 công chức. Cá biệt, Sở Tư Pháp tỉnh Hải Dương có đến 22 lãnh đạo, 3 công chức.

Ở Thanh Hóa, kiểm tra sai phạm lẫn trách nhiệm trong đề bạt trái nguyên tắc bà Trần Vũ Quỳnh Anh, nguyên Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Thanh Hóa đã phát hiện hàng loạt sai phạm trong bổ nhiệm lãnh đạo tại Sở Xây dựng. Theo đó, có đến 55 trường hợp bổ nhiệm sai quy định, thừa chỉ tiêu.

Ở Quảng Trị, Phòng Kế hoạch – Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 10 biên chế thì có đến 6 cán bộ lãnh đạo (1 trưởng phòng, 5 phó phòng). Ở Gia Lai, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch có 45 cán bô,å nhân viên, thì có 1 giám đốc, 5 phó giám đốc, 15 trưởng, phó phòng. Sở Xây dựng tỉnh Gia Lai có 33 cán bộ, nhân viên thì có 1 giám đốc, 4 phó giám đốc, 12 trưởng, phó phòng.

Mới nhất, ở Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường (Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) có tổng cộng 26 người nhưng chỉ có 4 chuyên viên, còn lại toàn lãnh đạo. Cá biệt có phòng tổng quân số là ba hoặc bốn người, nhưng cả ba hoặc bốn người này đều làm lãnh đạo.

3. Ngoài sự phình ra của bộ máy hành chính, sự nảy nở của bộ máy lãnh đạo, thì công tác thẩm tra, bổ nhiệm, giám sát cán bộ lãnh đạo vẫn đang tồn tại quá nhiều bất cập, buông lỏng.

Một ông phó chủ tịch tỉnh có rất nhiều sai phạm vẫn được giới thiệu, đề bạt và trúng cử. Một ông bí thư thành ủy xài bằng cấp không được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp nhận vẫn được thông qua. 

Một ông phó bí thư thường trực tỉnh có hàng loạt nghi vấn về bằng cấp, bổ nhiệm người thân vẫn tại vị như không. Một ông chủ tịch UBND tỉnh tự mở cửa khẩu phụ biên giới, tự tung tự tác cho thuê đất công theo giá của riêng mình mãi đến lúc về hưu mới bị phát hiện.

Nghĩa là, còn rất nhiều thứ về công tác tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả của cán bộ mà Trung ương phải bàn tính, phải có giải pháp xử lý, khắc phục. Quan điểm cá nhân tôi tin rằng, với sự quyết tâm trong công tác phòng chống tham nhũng của Tổng Bí thư, tinh thần kiến tạo liêm chính nhất quán của Thủ tướng Chính phủ... và quan trọng hơn tại Hội nghị Trung ương 6 đã nhìn thẳng vào sự thật và quyết tâm chỉnh đốn, thì vẫn còn có cơ hội cho sự hy vọng. 

Quan trọng hơn cả việc minh bạch đúng pháp luật trong công tác cán bộ, chọn đúng người hiền người tài người làm được việc, đó chính là niềm tin của nhân dân. Chỉ cần nhân dân có niềm tin để đồng lòng cùng Đảng, cùng Chính phủ thì chắc chắn không khó khăn nào lại không thể vượt qua.

Title của Chuyên đề số này, chúng tôi xin được trích lời của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khi nguyên Tổng Bí thư sử dụng cụm từ “không còn đường lùi” để bàn về công tác tổ chức cán bộ, biên chế. Đây cũng là trọng tâm của Hội nghị Trung ương 6, một hội nghị rất được chờ đợi sẽ tạo ra sự đột phá, đổi mới.

“Như cốc nước đã đầy tràn. Bây giờ không có đường lùi, lùi là chết, lùi là trì trệ công việc. Do hình thức (cơ cấu tổ chức) của bộ máy đã trì trệ chứ chưa nói đến con người. Con người thì còn là năng lực, phẩm chất. Chứ giờ không ít người toàn ngồi chơi không”, lời của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

Ngô Nguyệt Lãng
.
.