Những “trưởng lão” làng văn và mùa thu đời người

Thứ Ba, 21/04/2009, 15:00
Tuổi cao, sức yếu, bệnh tật dày vò đã làm cho các bậc trưởng lão nhà văn nhà thơ bước vào những mùa thu dài của cuộc đời. Không ai trên đời này được tạo ra mà không phải đi qua những cửa ải sinh- lão- bệnh- tử.

Các bậc trưởng lão nhà văn, họ đã sống, đã lao động cật lực, đã trải nghiệm và thấu nhận một cách đầy đủ nhất mọi ý nghĩa của cuộc sống, cho đến một ngày mọi ý nghĩa của cuộc sống rời bỏ họ để ra đi.

Khoảnh khắc đó xét cho cùng cũng quá ư khắc nghiệt. Đời người, xét cho cùng cũng quá ư ngắn ngủi, bởi trong sự mê mải của kiếm tìm, của sáng tạo, thời gian không biết chờ đợi một ai, tuổi già không biết nương nhẹ một ai cho dù bản thân người đó có nổi tiếng đến đâu, kiệt xuất đến đâu, tác phẩm và uy danh lừng lẫy đến đâu.

Tôi đã nhìn thấy những mùa thu dài của các bậc trưởng lão nhà văn. Những giây phút cuối cùng trong đời sống của họ. Nhà thơ Khương Hữu Dụng đã nằm rất lâu trên chiếc giường đặt bên khung cửa. Khung cửa ấy mùa hạ ngó ra sắc hoa đỏ chói của màu hoa Ti gôn nhà ai nở sớm. Ông đã nằm như vậy rất lâu, rất lâu, ở căn gác nhỏ trong khu tập thể Phương Mai. Trên gối giường của ông vẫn ngay ngắn cuốn "Kinh nhật tụng", hay những cuốn sách lúc còn tỉnh táo thể nào ông cũng đòi con cháu lấy cho ông đọc. Ông đã nằm đó rất lâu, rất lâu để chìm vào một giấc ngủ sâu siêu thoát.

Tôi cũng đã hình dung được mùa thu cuối cùng trong đời thơ Huy Cận khi vợ ông, bà Hoài Thu giam cầm khoảng thời gian còn lại của đời mình trong phòng văn của chồng để hối hả nhặt nhạnh gom góp nốt những di cảo của chồng mình.

Nhà thơ Huy Cận cho đến phút cuối, khi đã ngồi trên xe lăn cùng vợ đi dạo trên những vỉa hè xạc xào lá xà cừ rụng ở phố Điện Biên Phủ hay đi trong bời bời hoa Phượng nở của con đường Hồ Tây nơi ông sống những phút giây cuối cùng tại nhà con gái mình thì hễ gặp bất cứ người quen nào, bạn văn thơ nào, ông cũng say sưa ra hiệu cho vợ, hoặc con dừng lại để ông trò chuyện.

Những câu chuyện dí dỏm, những tiếng cười đã chực ngưng lại trong cổ họng khùng khục, thì Huy Cận vẫn cười tít mắt khi nói chuyện tình yêu, chuyện tình cảm gió trăng của ông với ai đó, ở đâu đó, như là những chi tiết hài hước mà Huy Cận cố tình đưa vào như những quả chín đỏ trong mùa thu đời mình để vui sướng tận hưởng. Và ông đọc những câu thơ tình, những bài thơ tình đã lâu lắm, đã cũ như một sự tự thưởng cho trí nhớ đã sắp héo lụi của ông. Không khi nào nhà thơ Huy Cận nghĩ rằng, những câu thơ ấy sẽ lụi tắt như số phận của những âm thanh cuối cùng của sự sống.

Tôi đã nhìn thấy sự đau đớn vò xé tâm can của nhà thơ Phạm Tiến Duật khi linh cảm rằng, mùa thu của cuộc đời ông sẽ không bao giờ đến, và không thể đến khi sự sống đã đột ngột chia tay ông vào một ngày trời trở gió và chớp bỗng giật đằng đông.

Phạm Tiến Duật yếu đuối hơn bất kỳ người đàn ông nào mạnh mẽ, ngây thơ hơn bất kỳ người đàn ông nào từng trải và tường tận việc đời, cả tin hơn bất kỳ bệnh nhân nào tin vào phép màu của sự sống khi căn bệnh ung thư đã gần như gặm nhấm đến những tế bào cuối cùng của ông.

Trong cơn đau đớn ấy, Phạm Tiến Duật say sưa chụp ảnh với mọi người mỗi khi ai đến thăm, say sưa nói chuyện, đọc thơ và bày tỏ những sự xúc động. Cho đến lúc chìm vào hôn mê, ông vẫn hy vọng rằng, ông sẽ sống, sẽ sống để vượt qua mùa thu đời người, để đến được với mùa xuân năm sau…

Ôi những mùa thu ngắn ngủi trong đời người dài thăm thẳm. Có mùa thu nào không buồn, không mất mát

.
.