Hoa hậu Hương Giang: Công chúng có quyền đòi hỏi
- Vài năm gần đây, các danh hiệu người đẹp Việt Nam bị “lạm phát”, ngoài các cuộc thi thường niên cấp quốc gia (Hoa hậu Việt Nam) còn có các cuộc thi cấp tỉnh (Người đẹp Bến Tre, Khánh Hòa), cấp vùng (Người đẹp Đồng bằng sông Cửu Long, Người đẹp Nam Mê Kông), cấp ngành (Nữ hoàng Trang sức, Siêu mẫu, Vietnam’s Next Top Model), và nhiều cuộc thi không biết xếp vào cấp nhóm nào như Ngôi sao Thời trang, Miss Teen, Người đẹp Hoa anh đào, Hoa hậu Quý bà Việt Nam... Chỉ một ít trong số đó là các cuộc thi thường niên uy tín, còn lại đều dính ít nhiều thị phi. Theo chị, tình trạng này có khiến vương miện mất giá?
- Việt Nam là một trong số các nước quan tâm nhiều tới các cuộc thi sắc đẹp và những người đoạt giải cũng nhận được sự ưu ái của truyền thông. Do ảnh hưởng của văn hóa á Đông nên phần lớn các cuộc thi đều hướng tới vẻ đẹp cả tâm hồn và ngoại hình. Đó là điểm chúng ta nên đánh giá cao khi so sánh với mục đích vì lợi nhuận, showbiz của các cuộc thi khác ở nước ngoài.
Để đánh giá một cuộc thi tốt hay không, không phụ thuộc vào mức độ, quy mô tổ chức mà phải là đơn vị tổ chức. Có những đơn vị làm cuộc thi năm nào cũng dính scandal, nhưng có những cuộc thi giữ được uy tín của mình như Hoa hậu Thế giới người Việt, Hoa hậu Việt
- Người ta luôn nói nhiều đến vai trò của người đẹp sau khi đăng quang: trách nhiệm gìn giữ hình ảnh của cá nhân và trách nhiệm chung với cộng đồng. Một số người đẹp nổi tiếng mà tôi vô tình “chộp” được trong quán bar, vũ trường đã phải nói nhỏ với tôi rằng đừng lộ với ai về việc đã gặp họ ở đó, mặc dù họ đến đó chỉ để giải trí thuần túy. Cá nhân tôi đánh giá cao về ý thức giữ gìn hình ảnh của họ trước công chúng, dù chỉ thông qua những cử chỉ nhỏ. Vậy mà có những hoa hậu, á hậu vì nhẹ dạ, thiếu tỉnh táo, cuốn theo hấp lực đồng tiền trong những hợp đồng quảng cáo béo bở đã để hình ảnh của mình trở nên méo mó, dị dạng. Trên thế giới từng ghi nhận Hoa hậu Anh 2006, Hoa hậu Mexico 2011, Hoa hậu Mỹ 2006 bị tước vương miện vì những bê bối trong cuộc sống riêng tư và thiếu trách nhiệm trong việc giữ gìn hình ảnh của mình. Theo chị, ở Việt
- Tùy theo quốc gia mà họ có một tổ chức, đơn vị đứng ra quản lý người đoạt giải trong nhiệm kỳ đó, còn phần lớn là đơn vị tổ chức không có liên kết gì với người đoạt giải. Theo Giang, các cô gái chiến thắng ở tuổi đời còn rất trẻ. Nếu họ chưa có một nền tảng vững chắc về học vấn, văn hóa, cách ứng xử, rất dễ bị “ngợp” trước những gì vương miện mang lại và chạy theo cuộc sống phù phiếm. Nếu vương miện hoa hậu trở thành một chức danh chính thức, được nhà nước công nhận như một vị trí, chẳng hạn như đại sứ du lịch quốc gia, đại sứ của hiệp hội ngành nghề tổ chức cuộc thi… và có quy chế rõ ràng thì vừa dễ quản lý, định hướng, đồng thời có chế tài nếu họ vi phạm.
Trong trường hợp như hiện nay, không định hướng vai trò của họ mà lại đè nặng một áp lực thì thực sự cũng khó cho họ.
- Bấy lâu dư luận vẫn luôn hoài nghi về sự đổi chác, mua bán, dàn xếp trong các cuộc thi sắc đẹp. Khách quan mà nói, mọi cuộc giao thương đều phải diễn ra trên sự thuận mua vừa bán và quy luật cung cầu. Điều này có đúng trong các cuộc mua bán vương miện?
- Giang không dám chắc về điều này, song nếu có xảy ra, chỉ có thể ở những cuộc thi nhỏ, ban tổ chức không đàng hoàng. Với các cuộc thi lớn, ban giám khảo, nhà tổ chức có uy tín, họ sẽ không vì một chút tiền để làm mất danh dự của mình. Đây cũng là điều mà Giang khuyên các bạn trẻ có ý định tham gia bất cứ cuộc thi nào nên lưu ý. Uy tín của ban tổ chức là điều quan trọng nhất để xác định uy tín cuộc thi.
- Đối với Hương Giang, việc đoạt ngôi vị cao nhất của cuộc thi sắc đẹp so với việc chu toàn trách nhiệm của một người đẹp sau khi đăng quang, cái nào khó hơn?
- Chắc chắn là sau khi đăng quang, vì cuộc thi chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng danh hiệu sẽ mang theo cả đời. Như chị Giáng My, Bùi Bích Phương… dù đã đoạt vương miện 20 năm nhưng tới tận bây giờ và mãi sau này, danh hiệu ấy vẫn được người ta gắn với tên tuổi của các chị và là áp lực để người chiến thắng phải giữ trách nhiệm hoàn thành sự kỳ vọng của mọi người.
- Một giai thoại kể rằng, có người khinh miệt hỏi George Bernard Shaw vốn là một nhà soạn kịch lừng danh, rằng cái vật tồi tàn trên đầu ông là cái gì. ông trả lời: “Thưa, cái vật tồi tàn trên đầu tôi là cái mũ, cũng tương tự như cái vật tồi tàn dưới cái mũ của ngài là cái đầu vậy”. Mở rộng từ câu chuyện này, một nhan sắc rỗng tuếch về trí tuệ và phẩm chất thì cho dù có đội trên đầu chiếc vương miện hào nhoáng thế nào cũng không thể che đậy được bản chất bên trong. Nhưng ở Việt Nam hình như ngược lại, tôi thấy có nhiều người đẹp mang những danh xưng hoa hậu, á hậu rất kêu mà tri thức lẫn đạo đức thì hạn hẹp (mà người ta hay gọi nôm na là “người đẹp não phẳng”), ấy vậy mà họ lại càng đắt sô thời trang, event, quảng cáo hơn, mà toàn là sô cao cấp hẳn hoi. Chị nghĩ sao về những trường hợp này?
- Câu chuyện này hơi giống một câu một nhà báo lớn tuổi bất chợt hỏi Giang: “Trán cao và cao gót, cái nào quan trọng hơn?”. Giang đã trả lời: “Trán là cái của mình, còn giày cao gót là do bên ngoài mang thêm vào mà thôi”.
Họ đắt show vì họ đang đẹp, phù hợp với khả năng kết nối sự sành điệu, đẹp đẽ của sản phẩm. Tuy nhiên, chỉ có thời gian qua đi mới chứng tỏ sức hút của những người đẹp thực sự.
- Cách đây một năm, tôi có đọc một bài báo cho rằng việc các người đẹp chọn cách sống an toàn sau khi đăng quang cũng là có lỗi với công chúng, là không làm tròn trách nhiệm của một hoa hậu, là có lỗi với sự tin yêu và kỳ vọng của khán giả. Quan điểm của Hương Giang về nhận định này khi liên đới đến sự vắng mặt khá lâu của chị từ cuối năm ngoái tới nay?
- Vương miện chỉ có giá trị với những người hoạt động showbiz hoặc muốn tham gia các hoạt động xã hội. Không thể trách người đẹp chọn lựa cách sống an toàn khi họ muốn sống đúng với tính cách của mình. Về phía công chúng, họ có quyền đòi hỏi. Khi họ yêu mến, ủng hộ người nổi tiếng, họ xứng đáng được đáp lại bằng sự trân trọng và cống hiến cho xã hội của người đó