Ca sĩ Việt Hoàn: Cũng là một sự mua vui
Theo Hoàn thì, phát ngôn đánh giá phông văn hóa nằm trong bản thể mỗi con người. Đương nhiên, mình là nghệ sĩ thì nhiệm vụ không phải chỉ đem đến nét đẹp trong nghệ thuật mà còn là nét đẹp văn hóa trong cuộc sống.
- Cha ông ta từng có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Vậy nhưng, thời gian gần đây, công chúng vẫn thường thấy hiện tượng nhiều nghệ sĩ phát ngôn gấy sốc, thậm chí chen ngang vào chuyện người khác, trở thành những kẻ “buôn chuyện”. Anh nghĩ sao về việc này?
- Lời nói rất quan trọng đối với bất cứ cá nhân nào chứ không riêng gì người nghệ sĩ. Mỗi phát ngôn được phát ra phản ánh văn hóa ứng xử của một con người nên đòi hỏi phải có sự chỉn chu. Có chăng, nghệ sĩ vốn được gắn với những tiêu chí văn hóa và có sức ảnh hưởng đến xã hội nên cần thiết hơn mà thôi.
Theo Hoàn thì, phát ngôn đánh giá phông văn hóa nằm trong bản thể mỗi con người. Đương nhiên, mình là nghệ sĩ thì nhiệm vụ không phải chỉ đem đến nét đẹp trong nghệ thuật mà còn là nét đẹp văn hóa trong cuộc sống. Từ cách ăn mặc bề ngoài đến phát ngôn, ứng xử… đều nên đúng chuẩn mực để khi công chúng nhìn vào họ cảm thấy được tôn trọng, từ đó có tình cảm đẹp thậm chí ngưỡng mộ người nghệ sĩ…
Làm được như vậy, không phải là cách lố lăng mà nhiều nghệ sĩ ngày nay lầm tưởng như ăn mặc phản cảm và phát ngôn gây sốc. Cái đẹp chỉn chu về hình thức không cần phải hở hang mà là phải vừa mắt với đại đa số công chúng. Từ thuyết phục về mặt “hình thức” đến thuyết phục về mặt “nội dung” là ứng xử, cần có sự tư duy để nhìn vào đó họ thấy rằng mình đúng là người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.
- Nhưng hiện nay rất nhiều nghệ sĩ không ý thức được mình đang là một nghệ sĩ và phát ngôn hay hành xử của họ luôn ít nhiều có tác động nhất định đến cộng đồng?
- Việt Hoàn không muốn nhận xét riêng một cá nhân nào nhưng đúng là những hiện tượng phát ngôn gây sốc là có trong giới. Hoàn nghĩ rằng, có rất nhiều nghệ sĩ ở thời điểm này không hiểu hoặc cố tình không hiểu một điều rằng: Cái bền lâu của sự nổi tiếng là được công chúng ngưỡng mộ, điều này hoàn toàn khác với sự hiếu kỳ.
Công chúng có thể tới xem nghệ sĩ này thế nào, nghệ sĩ kia ra sao… nhưng chỉ bằng sự hiếu kỳ chứ không phải họ đến với nghệ sĩ bằng tình yêu và sự ngưỡng mộ thì không thể bền. Cái ngưỡng mộ từ phía công chúng là cái mà nhiều nghệ sĩ chân chính hướng đến. Còn nếu chỉ thu hút bằng sự hiếu kỳ thì thiết nghĩ, có khác gì con thú diễn xiếc đâu. Không lọt tai công chúng, không gây ấn tượng và rồi nhanh chóng rơi vào quên lãng mà thôi…
Bảo rằng, xã hội đổi khác thì những chân giá trị có thể thay đổi theo. Nhưng Hoàn không nghĩ thế. Những thế hệ trước như thầy Quang Thọ, cô Lê Dung… họ vẫn có sức sống lâu bền trong lòng công chúng vì họ cống hiến nhiệt tình bằng tình yêu thực thụ dành cho nghệ thuật chứ không hề có những chiêu trò. Kết quả, đến nay nhiều người vẫn thổn thức khi nghe những “sản phẩm” âm nhạc của họ… Vậy mới nói, những giá trị đích thực vẫn cứ tồn tại lâu bền.
- Vậy nên không thể chấp nhận những người không ý thức được lời nói của mình là một chuyện, lại còn thích phán xét những “câu chuyện” của người khác, thưa anh?
- Hoàn nghĩ điều đó khó có thể chấp nhận. Bởi việc làm hàng đầu của nghệ sĩ vẫn phải là chuyên môn chứ không phải ngồi tán dóc chuyện của người khác. Đó là điều tối thiểu cần phải hiểu.
Đương nhiên, trong thời buổi thông tin đại chúng đa dạng như hiện nay thì nghệ sĩ luôn luôn cần tỉnh táo. Đơn cử, một sự việc của cô người mẫu này, ca sĩ kia ở nước ngoài thì bình thường nhưng ở Việt
- Nhưng thiết nghĩ, điều cần thiết vẫn phải là tập trung vào chuyên môn chứ không phải chỉ bằng những chiêu trò “chém gió”, anh đồng ý chứ?
- Đương nhiên, nâng cao chuyên môn vẫn là con đường đi lâu dài. Anh là một ca sĩ thì anh phải hát hay, anh là một thợ máy thì anh phải đứng máy tốt… Nếu cứ dùng chiêu trò chỉ biết đến hình thức thì chỉ ngày một ngày hai thôi. Công chúng nhận ra anh là người bất tài, người ta sẽ đào thải anh. Và đương nhiên, những người đó thì mình chẳng có lời khuyên nào cả, vì chắc chắn họ sẽ bị đánh bật ra khỏi vòng quay…
- Vậy theo anh thì, là nghệ sĩ cần đứng trong tâm thế như thế nào trước những câu chuyện lùm xùm của bạn bè đồng nghiệp, thưa anh?
- Điều tối thiểu mà người nghệ sĩ cần phải làm đó là để công chúng nhắc đến tên mình như một sự ngưỡng mộ chứ không phải sự coi thường… Để được như vậy thì bản thân mình có gu thẩm mỹ, lối hành xử và tư duy cuộc sống đúng là thần tượng chứ không phải những lời nói xúc phạm.
Sự nổi danh không bằng thực lực thì nhanh đến và nhanh đi. Chỉ mang cái hư danh nghệ sĩ thì trong chốc lát sẽ lại có người thay thế. Hoàn có một lời khuyên rất chân thành đặc biệt là đến với những gương mặt trẻ chọn “scandal” để nổi rằng: Như vậy chỉ vô vọng mà thôi. Bản thân mình đã từng chứng kiến rất nhiều nghệ sĩ như thế. Âu cũng là một sự mua vui!