Văn xuôi Hàn Quốc nhìn nhanh từ hai tác phẩm
Chúng ta biết gì về đất nước Hàn Quốc? Câu hỏi này không khó trả lời. Phim ảnh Hàn Quốc, ca nhạc Hàn Quốc, thời trang Hàn Quốc, các sản phẩm của nền công nghiệp Hàn Quốc, v.v... từ lâu đã ngập tràn Việt Nam và trở nên rất quen thuộc với người Việt Nam. Người chịu khó tìm hiểu hơn nữa ắt sẽ biết thêm về lịch sử Hàn Quốc từ cổ đại đến hiện đại, về cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều Tiên, về chế độ độc tài Pak Chung Hy, về cuộc vượt vũ môn kỳ diệu để trở thành một con rồng kinh tế... Nhưng nếu câu hỏi đặt: “Chúng ta biết gì về nền văn chương Hàn Quốc?”, thì quả không dễ có câu trả lời.
Chúng ta đọc văn chương của người Hàn Quốc quá ít. Tuyệt nhiên không phải họ không đáng đọc – chỉ với một nhà thơ Ko Un, ứng cử viên sáng giá của giải Nobel văn học từ nhiều năm nay, đã đủ là một điều đáng nể rồi - mà đơn giản chỉ vì chẳng có mấy tác phẩm văn học Hàn Quốc được dịch ra tiếng Việt.
Trong bối cảnh ấy, mấy tác phẩm văn xuôi được dịch và xuất bản trong năm 2011 này, như Người ăn chay, Hãy chăm sóc mẹ, hay Chơi Quiz show, đáng phải xem như sự bổ khuyết cần thiết cho nhận thức của chúng ta về văn học Hàn Quốc. Đọc một cách đầy chủ quan, tôi chú ý nhiều đến hai tác phẩm: Người ăn chay của Han Kang (Hoàng Hải Vân dịch, NXB Trẻ), và Hãy chăm sóc mẹ của Shin Kyung Sook (Lê Hiệp Lâm và Lê Nguyễn Lê dịch, Công ty Nhã
Đây là hai tác giả nữ đang ở độ chín chắn và sung mãn của sự sáng tạo - Han Kang sinh năm 1970, Shin Kyung Sook sinh năm 1963. Họ thuộc thế hệ những người Hàn Quốc lớn lên cùng với sự chuyển biến lớn lao của nền kinh tế đất nước. Họ là chứng nhân, và cũng là người chứng nghiệm những hệ quả nhiều mặt khi các quá trình và các cấu trúc xã hội bị thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt là sự thay đổi diễn ra trong vi khí hậu gia đình. Người ăn chay của Han Kang và Hãy chăm sóc mẹ của Shin Kyung Sook, xét về mặt chủ đề của “cái được kể”, đều là những câu chuyện gia đình. Nhưng là những câu chuyện gia đình được kể một cách không bình thường.
Người ăn chay, về mặt thể loại tác phẩm, được chính tác giả định danh bằng một từ khá lạ: Liên truyện. Không phải không có lý, vì ba truyện trong cuốn sách rõ ràng có những mối liên hệ nội dung khá chặt chẽ với nhau (mặc dù vẫn có thể đọc chúng như đọc ba truyện ngắn độc lập). Tuy nhiên, thực tế thì chúng ta cần phải đọc cuốn sách này như đọc một tiểu thuyết, và ba truyện của nó - Người ăn chay, Vết chàm Mongolia, Cây pháo hoa - chính là ba chương thuộc một chỉnh thể tiểu thuyết trọn vẹn.
Ba chương di chuyển qua hai người kể chuyện, với cùng một nhân vật chính là Yeong hye. Chương đầu tiên của Người ăn chay, người kể chuyện là chồng của Yeong hye. Từ điểm nhìn của nhân vật người chồng này - kẻ “thuộc týp người không thích cái gì quá”, “làm ở một công ty nho nhỏ biết quý cái năng lực vừa phải” của anh ta, “thỏa mãn với mức lương bình bình nhận đều đặn hàng tháng” - thì Yeong hye vợ anh là một người đặc biệt, thậm chí có thể nói là quái đản, từ khi cô bắt đầu vứt hết thịt trong nhà đi, ăn chay.
Minh họa: Lê Phương. |
Anh nhận thấy đầy đủ và rõ rệt, vô cùng xác thực là đằng khác, những thay đổi mà việc khước từ ăn thịt của vợ tạo ra cho cuộc sống gia đình, cho cuộc sống của chính anh: Yeong hye ngày một gầy trơ xương, đờ đẫn, âm thầm như cái bóng, quan hệ tình dục giữa hai vợ chồng chấm dứt, những bữa cơm gia đình chỉ còn toàn rau, đậu v.v... Anh nhận thấy những thay đổi ấy, bởi đó chính là sự mất mát của cá nhân anh. Thế nhưng anh chẳng hề quan tâm đến chuyện tại sao vợ anh lại sợ ăn thịt đến thế, dù Yeong hye ít nhất đã hai lần nói với chồng “Em mơ...” (bao giờ đó cũng là những giấc mơ đầy hình ảnh các tảng thịt nhuộm tiết đỏ ối, khủng khiếp). Giấc mơ, phần đời sống tối tăm tồn tại lẩn khuất trong cuộc sống bình thường hàng ngày, phần đời sống thực ra có thể cho biết rất nhiều điều về sức khỏe tinh thần của con người, không thuộc diện quan tâm của anh. Giữa người chồng này và người vợ này, đơn giản, đó là cuộc đối thoại giữa một người điếc và một người câm.
Hai chương tiếp theo, Vết chàm
Một cách ngẫu nhiên, từ vợ, anh biết trên mông cô em vợ mình có một vết chàm xanh, vết chàm
Về một phương diện nào đó, người anh rể Yeong hye có thể được miễn tố, bởi anh đã ứng xử với tất cả bản năng nghệ sỹ, ứng xử như một người chịu sức hấp dẫn không thể cưỡng lại được của cái đẹp nghệ thuật, cái đẹp thuần túy, cái đẹp vượt qua ranh giới thiện ác. Nhưng ngay ở điểm ấy tính vị kỷ cũng đã bị phơi lộ: nhân vật hành động vì mình, và hoàn toàn không đếm xỉa đến kết cục của tha nhân! Chị gái Yeong hye cũng vậy. Hết lòng chăm sóc em, tất tả lo lắng trước tình hình hình sức khỏe ngày một xấu đi của em, nhưng ở bề sâu của thái độ đó thực ra là sự chán ghét đứa em gái tâm thần đã để mình phải sa lầy trong một thực tại bừa bộn, là sự gồng mình lên để lấp đầy cái Tôi đạo đức mà xã hội luôn đặt yêu cầu. Không một ai thực sự quan tâm tới những giấc mơ của Yeong hye: giấc mơ về khu rừng đầy những tảng thịt đẫm máu; giấc mơ hóa thành cái cây mọc rễ, mọc lá từ hai tay, mọc hoa giữa hai chân...
Tác giả Han Kang không một lần cắt nghĩa tại sao Yeong hye lại sợ ăn thịt, tại sao Yeong hye lại có những giấc mơ và những ảo giác khủng khiếp đến như vậy? Cô chỉ mô tả, bằng một thứ văn phong đậm chất cinema. Nhân vật Yeong hye, với những sang chấn tinh thần của cô - có người đã đọc thấy ở đây biểu tượng của niềm khát khao được trở lại với cái bản nguyên, trở lại với căn rễ hồn nhiên của con người ở thời hiện đại - đơn giản là đã bị gia đình bỏ rơi, bị cuộc sống gấp gáp của một xã hội công nghiệp gạt sang một bên, nhân danh niềm trắc ẩn.
Không cho người đọc một thứ ấn tượng dị kỳ như cuốn Người ăn chay, song cuốn Hãy chăm sóc mẹ, theo tôi, còn tạo được dư chấn lớn hơn. Bà mẹ ở một miền quê hẻo lánh cùng chồng lên
Các chương này, bằng việc lần lượt kể chuyện chồng và hai người con (trong số bốn người con) đi tìm bà mẹ, đã tái hiện ký ức của mỗi người, qua đó cũng tái hiện những mảng khác nhau trong cuộc đời và diện mạo tinh thần của người phụ nữ mất tích – người phụ nữ chưa từng một lần được quyền xuất hiện ở thì hiện tại của truyện kể. Đó là một người vợ, một người mẹ nông dân Hàn Quốc, người không khỏi khiến chúng ta, những bạn đọc Việt Nam, phải liên tưởng tới mẫu hình lý tưởng về người phụ nữ nông dân Việt Nam đã mặc định từ bao đời nay: sống cả đời chỉ vì chồng vì con; làm việc không ngơi nghỉ từ sáng sớm tới tối mịt, hết trên ruộng lại đến ngoài vườn, trong bếp; thế giới thu hẹp lại với đám nồi niêu, rổ rá, vại dưa, chum gạo; cho đi tất cả, không nhận gì về mình, có chăng là lấy sự no đủ an nhàn của chồng và sự phương trưởng của đám con làm nguồn vui...
Bà mẹ ấy dường như được sinh ra, có mặt trên đời là để thực hiện cái chức phận vinh quang âm thầm ấy, và tất cả mọi người đều coi điều đó như một lẽ hiển nhiên, không có gì phải băn khoăn. Chỉ đến khi bà mẹ mất tích, những người còn lại mới giật mình: hình như mình đã lạm dụng lòng tốt của bà, hình như mình chưa thực sự quan tâm tới bà, hình như mình cứ trượt theo những yêu cầu cấp thiết của cuộc sống trước mắt mà bỏ quên bà, lấy đồng tiền phụng dưỡng thay thế cho sự phụng dưỡng đích thực...
Có thể nói, ở những chương này, sự tự vấn quyết liệt của mỗi nhân vật đã làm lộ vết rạn trong gia đình Hàn Quốc truyền thống, khi xã hội có sự dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị. Nhưng nếu chỉ có vậy, cuốn Hãy chăm sóc mẹ sẽ chỉ là một tác phẩm tiểu thuyết hiện thực - tâm lý vào loại “sạch sẽ”, mang tác dụng giáo dục chung chung nào đó. Sức nặng thực sự của tác phẩm nằm ở chương bốn, chương sách mà tiếng nói - chỉ là tiếng nói thôi, và có thể là tiếng nói vọng lại từ thế giới bên kia - của bà mẹ bị mất tích vang lên.
Và người phụ nữ khác cho thấy đúng là có một người phụ nữ khác, khác với hình ảnh của người phụ nữ mà truyền thống xã hội và những người khác vẫn đóng khung lên bà. Người phụ nữ thực hiện cái chức phận vinh quang âm thầm của mình không phải như một cái máy, mà như một con người. Có buồn tủi, có thất vọng, có chán nản, có oán hận. Thậm chí cuộc đời bà cũng có cả những “thoáng xao lòng” bởi một hình bóng khác.
Không ai biết những điều đó, không ai nghĩ rằng có thể có những cái đó, tóm lại không ai quan tâm đến việc bà mẹ cũng có thể và cần phải là một con người bình thường, như họ. Nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng thế giới người Nga M. Bakhtin từng nêu một ý, đại loại: con người thường không mấy khi trùng khít với chính mình, và chính ở điểm không trùng khít ấy mới diễn ra sự sống đích thực của bản ngã. Với nhân vật bà mẹ mất tích trong Hãy chăm sóc mẹ, có vẻ như Shin Kyung Sook đã thực hiện được điều đó.
Tôi sẽ không cố công làm một mối liên hệ nào đó giữa hai tác phẩm của văn học Hàn Quốc đương đại này với cái mà người ta vẫn gọi là chủ nghĩa nữ quyền trong văn chương. Điều có thể phải ghi nhận ở đây, là cái nhìn về vấn đề người phụ nữ trong xã hội của họ đã vượt qua công thức và những sự đơn giản hóa thông thường.
Con người nói chung, phức tạp hơn một sự “tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, trong tính hiện thực của nó”. Người phụ nữ tồn tại trong những cuộc dịch chuyển xã hội sâu sắc thì lại càng phức tạp gấp bội: một thế giới mà nếu các nhà văn chỉ có phương tiện là những khuôn mẫu truyền thống thôi thì không thể mô tả nổi! Đó là đối tượng đòi hỏi những cách nhìn khác, và cả những cách viết khác.
Chấp nhận và triển khai những bút pháp đa dạng càng khiến “cái viết” về đời sống hiện đại của nhà văn Hàn Quốc xoáy sâu hơn, gây ám ảnh hơn trên người đọc. Chắc chắn rằng văn xuôi Hàn Quốc đương đại không chỉ có vỏn vẹn thế này. Nói cách khác, cả một “mỏ” tác phẩm lộ thiên trên bán đảo Triều Tiên đang chờ chúng ta khám phá