#hồ sơ chuyên án

Cuộc chiến 4.000 ngày và lời thú nhận sau 15 năm
10:05 30/08/2016
Nhắc lại chuyện xưa, Đại tá Hồ Can kể rằng sau khi vượt qua được các đợt kiểm tra an ninh của địch, ban chuyên án liên tục sản xuất tin giả cung cấp cho địch nên đã gây được niềm tin với trung tâm. Với lý do cần tăng cường thêm người và vũ khí, máy điện đài để mở rộng địa bàn hoạt động ra khắp vùng Tây Bắc, ban chuyên án liên tục yêu cầu địch tăng viện. Vì vậy trong những năm 1964-1966, trung tâm đã gửi ra nhiều điện đài, vũ khí thế hệ mới nhất.
Hồ sơ chuyên án đầu tiên bắt gián điệp biệt kích nhảy dù xuống miền Bắc (kỳ 4)
19:55 26/08/2016
Đại tá Hồ Can kể rằng có những tình huống chúng kiểm tra an ninh rất oái oăm mà nếu không nhạy bén, chỉ cần trả lời hớ là hỏng cả chuyên án. Có lần do cán bộ hỏi cung ban đầu không bàn giao khẩu lệnh an ninh phụ của toán Castor, vì vậy khi liên lạc trung tâm bất ngờ hỏi mà không ai biết. Vậy là phải tìm kế câu giờ với trung tâm, đồng thời ông Can vào trại giam hỏi cung Đinh Văn Anh về khẩu lệnh an ninh phụ...
Hồ sơ chuyên án đầu tiên bắt gián điệp biệt kích nhảy dù xuống miền Bắc (kỳ 3)
22:25 23/08/2016
Nhận được báo cáo của Công an Khu Tây Bắc về việc bắt được toán gián điệp biệt kích đổ bộ bằng đường không, lập tức Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị Nguyễn Tài đã dẫn một đoàn cán bộ lên Sơn La. Là người có nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh với gián điệp biệt kích, Cục trưởng Nguyễn Tài muốn trực tiếp hỏi cung nhóm gián điệp biệt kích này...
Hồ sơ chuyên án đầu tiên bắt gián điệp biệt kích nhảy dù xuống miền Bắc (Kỳ 2)
11:15 19/08/2016
Trước khi trở thành lính của Lữ đoàn liên binh phòng vệ Phủ Tổng thống, cả 4 thành viên toán Castor đều là lính của sư đoàn 22 quân đội Việt Nam Cộng hòa. Với chủ trương tìm người dân tộc thiểu số ở miền Bắc trong các đơn vị quân đội, Lê Quang Tung đã cho rà soát tại tất cả các đơn vị. Giữa năm 1960, sĩ quan tình báo của sư đoàn 22 đã phát hiện ra Hà Văn Chấp, Đinh Văn Anh, Lò Văn Piếng, Quách Thức có đủ các điều kiện mà Tung đưa ra.