Viết tiếp về tướng Trần Thiện Khiêm của chế độ Sài Gòn cũ: Lừa thầy, phản bạn

Thứ Ba, 17/06/2008, 10:00

Cách hành xử của Trần Thiện Khiêm trong cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm tháng 11/1963 đã thêm một lần cho thấy rõ bản chất thâm hiểm và xảo trá của viên tướng rất máu mê làm chính trị này. Ham quyền chức và lợi lộc, nhưng Trần Thiện Khiêm không bao giờ liều lĩnh "được ăn cả, ngã về không" ngay cả trong những thời điểm nước sôi lửa bỏng nhất mà luôn thủ sẵn trong túi chìa khoá cửa sau để phòng khi mọi sự không diễn ra theo phương án lạc quan.

Trong số những sĩ quan quân đội Sài Gòn đứng ra tổ chức đảo chính tháng 11/1963, Trần Thiện Khiêm, khi đó đang là thiếu tướng, chỉ đứng ở vị trí thứ ba, sau Trung tướng Dương Văn Minh (Minh Lớn) và Trung tướng Trần Văn Đôn (trong số này còn có Thiếu tướng Mai Hữu Xuân, Thiếu tướng Tôn Thất Đính, Thiếu tướng Nguyễn Khánh, Thiếu tướng Lê Văn Kim, Thiếu tướng Trần Văn Minh, Thiếu tướng Phạm Xuân Chiểu, Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm, Đại tá Nguyễn Văn Thiệu, Đại tá Đỗ Mậu, Đại tá Dương Ngọc Lắm, Đại tá Nguyễn Văn Quan, Đại tá Nguyễn Hữu Có, Đại tá Trần Ngọc Huyến, Đại tá Nguyễn Khương và Đại tá Đỗ Cao Trí).

Các điệp viên CIA ở Sài Gòn đã giật dây những viên sĩ quan phản trắc này một cách chặt chẽ thông qua tướng Khiêm mà theo một số nguồn tin, đã được thâu nạp làm thuộc hạ của CIA khi sang Mỹ du học.

Chính tướng Khiêm khi được CIA tham vấn đã gợi ý người Mỹ nên thăm dò ý kiến cả  tướng Minh Lớn và tướng Đôn cho chắc ăn. Kế hoạch đảo chính đã được tướng Khiêm soạn thảo với sự kèm cặp của Trung tá Lucien Emile Conein và điệp viên Mỹ này đã dùng kế hoạch đó làm lý lẽ chắc ăn để thuyết phục tướng Đôn và tướng Minh gật đầu chung cạ (hai viên trung tướng này chỉ đồng ý cầm đầu đảo chính sau khi biết tướng Khiêm cũng đã nhất trí tham gia).

Không ra mặt nhưng thông qua Conein, tướng Khiêm đã đẩy được cho tướng Đôn nhận nhiệm vụ phối hợp hành động của các lực lượng tham gia đảo chính, còn tướng Minh Lớn giữ vai trò lãnh đạo cái gọi là Hội đồng quân nhân cách mạng. Mọi sự đều nằm trong những tính toán thâm sâu của Trần Thiện Khiêm: Khi mọi sự cơm lành canh ngọt, kiểu gì cũng được chia phần hậu hĩnh, còn nếu chẳng may đổ bể thì vẫn có thể giả bộ vô can, vì trong con mắt của đại bộ phận chính giới Sài Gòn khi đó, tướng Khiêm được coi là người rất được Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu tin cậy.

Vợ ông ta, Đinh Thúy Yến, cũng hoạt động rất gần gụi với "đệ nhất phu nhân" Trần Lệ Xuân trong ban chấp hành Phong trào phụ nữ liên đới trung ương. Cũng xin nói thêm rằng, vợ của tướng Khiêm mặc dù không phải là người sắc nước hương trời như Trần Lệ Xuân nhưng do có tài ăn nói nên đã giúp được chồng mình khá nhiều việc trong các áp phe chính trị. Bà Yến đã chết ở Virginia ngày 17/11/2004.

Cả Diệm và Nhu đều không ngờ rằng họ đã "nuôi ong tay áo" một cách bất cẩn như thế khi hết lòng nâng đỡ Trần Thiện Khiêm. Bản thân tướng Khiêm trong ngày 1/11/1963 đã chọn cách hành xử cực kỳ kín kẽ, mặc dù chính ông ta đã là người điều hành chủ yếu trong cuộc đảo chính.

Vào khoảng 1h25' trưa 1/11/1963, sau khi các viên sĩ quan cao cấp chủ chốt đã tụ họp với nhau tại Bộ Tổng tham mưu, nội bất xuất, ngoại bất nhập, tướng Khiêm tới văn phòng và 5 phút sau, tin đảo chính bắt đầu loang ra.

Theo kế hoạch đã định, tướng Minh Lớn lên làm chủ tịch cái gọi là Hội đồng cách mạng. Dinh Gia Long, nơi anh em Diệm - Nhu đang trú ngụ, bị quân đảo chính bao vây. Rất nhiều viên tướng, kể cả tướng Minh Lớn và tướng Đôn, đã phải đôn đáo vào gặp tướng Khiêm tại đó. Có những nguồn tin cho rằng, cùng ở đó với tướng Khiêm là Trung tá CIA Conein.

Tới 5h sáng 2/11/1963, binh sĩ trong dinh Gia Long kéo cờ trắng đầu hàng, sau khi được lệnh bằng điện thoại của tổng thống. Lúc này, có lẽ Ngô Đình Diệm vẫn nghĩ rằng có thể tin cậy được ở một viên tướng từng chịu nhiều ân sủng của mình là Trần Thiện Khiêm.

Nên tới 6h45', Ngô Đình Diệm đã gọi điện thoại đến cho tướng Khiêm và thông báo rằng, ông ta đang cùng Ngô Đình Nhu ẩn náu tại nhà thờ cha Tam thuộc khu vực Chợ Lớn và yêu cầu đem xe đến đưa về Bộ Tổng tham mưu gặp tướng Minh Lớn và tướng Đôn, mà ông ta cho là chủ mưu đảo chính để điều đình. Ngô Đình Diệm đã không ngờ rằng, chính Trần Thiện Khiêm theo lệnh từ Washington đã kín đáo ra lệnh cho thuộc hạ hạ sát anh em Diệm - Nhu trên đường.

Về sau, đã không chỉ một lần tướng Khiêm đổ cho một mình tướng Minh Lớn trách nhiệm về vụ hạ sát Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu. Tuy nhiên, nhiều nguồn tư liệu lại chứng minh điều ngược lại: Không chỉ tướng Minh Lớn mà cả tướng Khiêm đều đã nhận được "sát thủ lệnh" từ Trung tá Conein, lúc đó đang ở trong văn phòng của tướng Khiêm. Các sĩ quan khác, kể cả tướng Đôn, đều đã bị bất ngờ khi thấy xác của anh em Diệm - Nhu được chở về Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn trên chiếc xe M113 lúc 10h ngày 2/11/1963.

Trên người Ngô Đình Diệm vẫn là bộ complet màu xám sậm, còn xác Ngô Đình Nhu ở trong bộ complet màu hơi nâu tím. Cả hai đều bị trói quặt tay ra sau lưng, nằm nghiêng trên sàn xe, máu me dầm dề…

Khám nghiệm ở bệnh xá Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn cho thấy, cả Ngô Đình Diệm lẫn Ngô Đình Nhu đều đã bị bắn từ sau gáy ra trước. Xác Ngô Đình Diệm có nhiều vết bầm, chứng tỏ đã bị đánh đập trước khi bắn. Xác Ngô Đình Nhu bị đâm nhiều nhát, áo rách nát và đầy máu…

Điều đáng khinh là mặc dù tay đã vấy máu anh em Diệm - Nhu nhưng về sau, Trần Thiện Khiêm vẫn đủ sự trơ trẽn để thanh minh với bạn bè: "Tôi luôn kính trọng và thương mến Tổng thống Diệm. Tình hình cuối năm 1963 biến chuyển quá nhanh chóng; nếu tôi không thay đổi ý ủng hộ nhóm lãnh đạo đảo chính, tôi không còn sống sót tới giờ này" (?!).

Ngày 3/11/1963, các  viên tướng trong cái gọi là Hội đồng quân nhân cách mạng đã ngồi lại cùng nhau "chia quả thực". Họ ra quyết nghị tạm ngừng Hiến pháp 26/10/1956 và giải tán Quốc hội. Các ghế chủ chốt trong Hội đồng được chia như sau: Tướng Minh Lớn giữ chức Chủ tịch; tướng Trần Văn ôn làm Đệ nhất Phó chủ tịch; Trung tướng Tôn Thất Đính làm Đệ nhị Phó chủ tịch. Chức Tổng thư ký kiêm Uỷ viên ngoại giao được giao cho Trung tướng Lê Văn Kim. Tướng Khiêm chỉ được giao cho chức uỷ viên quân sự. Điều này hiển nhiên không làm cho tướng Khiêm (vốn thực sự đã là người cầm chịch trong các diễn biến đẫm máu của cuộc đảo chính) hài lòng.

Nhưng các viên tướng đồng liêu vẫn cảm thấy e ngại tướng Khiêm nên tới ngày 5/1/1964, đã tiến hành một cuộc chia lại quyền lực, đẩy Trần Thiện Khiêm, lúc này đã đeo lon trung tướng, xuống làm Tư lệnh Quân đoàn III. Các vị trí quan trọng đều được giao cho các viên tướng khác: tướng Tôn Thất Đính giữ chức Tổng trưởng nội vụ; tướng Đỗ Mậu làm Tổng trưởng thông tin; tướng Trần Văn Đôn làm Tổng trưởng quốc phòng kiêm Tư lệnh quân đội; tướng Lê Văn Kim là Tổng tham mưu trưởng; tướng Nguyễn Văn Quang làm Giám đốc Nha An ninh quân đội.

Bất mãn, lại được trợ giúp bởi các đồng nghiệp CIA, tướng Khiêm đã xúi tướng Khánh, chiến hữu lâu năm của mình, làm một cuộc chỉnh lý vào ngày 30-1-1964 với lý do Hội đồng quân nhân cách mạng có nhiều gương mặt "chủ trương thân Pháp và trung lập", đã gây nên tình trạng suy sụp trên chính trường Sài Gòn. Tướng Minh Lớn được cho về vườn sớm. Trong chính phủ mới do tướng Khánh lập ra, tướng Khiêm được giao cho chức Tổng trưởng quốc phòng kiêm Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn mà người ta cho là cũng hữu danh vô thực.

Tuy nhiên, chính phủ của tướng Khánh đã không thể làm cho chính trường Sài Gòn bớt bất ổn. Tướng Khiêm vẫn tìm mọi cách để làm mọi sự trở nên rối rắm hơn. Cực chẳng đã, ngày 16/8/1964, tướng Khánh đã phải triệu tập một buổi họp các viên tướng tại Vũng Tàu để ban hành cái gọi là Hiến chương Vũng Tàu và theo đó, tướng Khánh nhảy lên làm Chủ tịch nước Việt Nam Cộng hòa. Hội đồng quân nhân cách mạng được đổi thành Hội đồng quân đội cách mạng.

Cũng theo Hiến chương Vũng Tàu, tại Sài Gòn sẽ có một quốc hội lâm thời gồm 100 đại biểu dân sự và 50 đại biểu quân sự… Tuy nhiên, Hiến chương Vũng Tàu cũng chẳng thể trở thành hạt nhân đoàn kết được đám tướng lĩnh tay sai ngoại bang và tham lam vô độ. Tình hình trong chính thể Việt Nam Cộng hòa vẫn rối như canh hẹ. Bùng nổ hàng loạt cuộc biểu tình của sinh viên, học sinh và các tầng lớp nhân dân khác. Tại nhiều nơi, tín đồ Phật giáo và Thiên Chúa giáo xô xát...

Rốt cuộc, ngày 27/8/1964, cái gọi là Hội đồng quân đội cách mạng sau khi phải ra tuyên cáo thu hồi Hiến chương Vũng Tàu, đã bầu lên một tam đầu chế gồm có tướng Minh Lớn, tướng Khánh và Trần Thiện Khiêm, lúc này đã mang quân hàm đại tướng. Một Hội đồng lãnh đạo quốc gia đã được lập ra.

Theo kịch bản của người Mỹ, "chỉnh lý" xong sẽ có một chính phủ mới mà trong đó, tướng Khánh sẽ là Quốc trưởng, còn tướng Khiêm là Thủ tướng. Với đội hình lãnh đạo như thế trong chính quyền Sài Gòn, Washington hy vọng sẽ thuận lợi hơn trong âm mưu đưa quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam tham chiến. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, cảm thấy tự tin hơn ở mình, tướng Khánh lại bắt đầu nghĩ khác, lo lắng tới hậu họa nên không muốn có ông bạn cũ xảo quyệt ở quá gần bên cạnh.

Một mặt, tướng Khánh tìm mọi cách để vun vén quyền lực cá nhân, mặt khác, đã âm thầm loại dần các tay chân thân tín của tướng Khiêm ra khỏi những chức vụ quan trọng. Trong hoàn cảnh này, tướng Khiêm dĩ nhiên không chịu khoanh tay thúc thủ. Tình bằng hữu giữa hai người xấu dần đi.

Giọt nước tràn ly là khi tướng Khánh biết được tướng Khiêm mớm ý cho tướng Dương Văn Đức và Đại tá Huỳnh Văn Tồn làm reo ngày 13/9/1964 và xui nguyên giục bị cho các tín đồ Phật giáo biểu tình chống Khánh. Khánh đã tức tốc tới nhà Khiêm và lớn tiếng dọa nạt: "Tôi không bảo đảm cho sinh mạng ông ở đây được, do đó, tôi bổ nhiệm ông vào chức đại sứ ở Hoa Kỳ…".

Mặc dù rất tức tối nhưng Trần Thiện Khiêm cũng phải xách va li đi làm đại sứ ở Mỹ rồi ở Đài Loan. Theo lời thầy bói, càng đi nhanh ra nước ngoài càng dễ tránh được tai họa lớn…

Từ đất khách quê người, tướng Khiêm vẫn theo dõi sít sao mọi diễn biến trên chính trường Sài Gòn và duy trì liên lạc với Nguyễn Văn Thiệu khá chặt chẽ. Khi tướng Thiệu với sự trợ giúp của Mỹ hạ bệ được tướng Khánh năm 1965, Trần Thiện Khiêm đã hồi hương để đóng một vai diễn mới, thoạt nhìn có vẻ hoành tráng hơn trước nhưng thực ra cũng nhơ nhớp hơn trên chính trường Sài Gòn, nơi mà quyền quyết định tối thượng thực ra là nằm trong tay các ông chủ M

Văn Thư
.
.